Hướng dẫn chi tiết cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhiều biến chứng nguy hiểm, như viêm thận là một ví dụ điển hình. Bệnh truyền nhiễm này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị nó chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin hướng dẫn chi tiết cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn chi tiết cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ

1. Những biến chứng phổ biến nhất của thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính, không có triệu chứng nặng, chỉ có triệu chứng khó chịu, là những phỏng nước gây ngứa, gây đau. Mặc dù vậy, thủy đậu không cẩn thận trong chăm sóc vẫn có thể gây ra một số biến chứng, thậm chí là biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng phổ biến nhất của bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu là:

– Nhiễm trùng da: Biến chứng nhiễm trùng da phát sinh tại những phỏng nước thủy đậu. Tình trạng nhiễm trùng da rồi sẽ biến mất nhưng thường thì nó sẽ để lại sẹo, làm giảm giá trị thẩm mỹ của trẻ. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng da có thể dẫn đến viêm não, nhiễm trùng huyết… – những biến chứng rất khó điều trị.

Hướng dẫn chi tiết cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ

Tình trạng nhiễm trùng da rồi sẽ biến mất nhưng thường thì nó sẽ để lại sẹo, làm giảm giá trị thẩm mỹ của trẻ.

– Viêm phổi

– Viêm thận, viêm cầu thận

– Zona thần kinh: Zona thần kinh là kết quả một đợt tái hoạt của varicella-zoster virus hay virus gây thủy đậu. Zona thần kinh thường xuất hiện nhiều năm sau khi trẻ mắc thủy đậu. Đi kèm với Zona thần kinh có thể là viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, liệt mặt, viêm não, viêm màng não. Đây đều là các biến chứng nguy hiểm nhưng biến chứng nguy hiểm nhất của Zona thần kinh là đau sau Zona. Đau sau Zona là tình trạng đau dữ dội tại vùng da tổn thương do Zona, tình trạng đau này rất khó điều trị, có thể kéo dài vài tháng, vài năm hoặc suốt đời.

2. Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ: Hướng dẫn chi tiết

Để hạn chế những biến chứng thủy đậu trên, bố mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận. Chăm sóc trẻ thủy đậu quan trọng nhất là “chăm sóc” các triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian cơ thể tự chữa lành. Những triệu chứng khó chịu nhất của thủy đậu bố mẹ cần “chăm sóc” là các phỏng nước gây ngứa, gây đau và sốt.

2.1. Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ: Điều trị triệu chứng không dùng thuốc

Cảm giác ngứa, đau do các phỏng nước gây ra cho trẻ thủy đậu có thể được cải thiện đáng kể bằng một số cách như sau:

– Chườm mát: Đắp khăn mát lên vùng da đặc biệt ngứa, đau trong vài phút đến một giờ.

– Tắm mát: Tắm nước mát có bổ sung thêm một số thành phần, như yến mạch nghiền.

Cả hai cách trên đều giảm ngứa hiệu quả khi được thực hiện mỗi 3 – 4 giờ một lần, trong vài ngày đầu sau khi các phỏng nước xuất hiện.

Bố mẹ lưu ý, cần giữ cho trẻ không gãi và làm vỡ các phỏng nước. Phỏng nước vỡ do gãi có nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo cao. Để trẻ không vô tình làm vỡ các phỏng nước, bố mẹ nên cắt móng tay cho trẻ và cho trẻ đeo găng tay khi ngủ vào ban đêm.

Để hạ sốt cho trẻ thủy đậu, bố mẹ có thể chườm ấm trán, nách, bẹn trẻ với khăn được làm ẩm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với nhiệt độ cơ thể trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi để tăng hiệu quả hạ sốt.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Hướng dẫn chi tiết cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ

Để hạ sốt, bố mẹ có thể chườm ấm trán, nách, bẹn trẻ với khăn được làm ẩm.

2.2. Điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ: Một số thuốc điều trị triệu chứng

– Kem dưỡng da chứa calamine: Bôi kem dưỡng da chứa calamine lên vùng da có các phỏng nước có thể giảm cảm giác ngứa, đau hiệu quả cho trẻ. Lưu ý, bố mẹ tránh để dây kem dưỡng chứa calamine vào mắt trẻ.

– Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin như diphenhydramine (benadryl) có thể hữu ích khi các cách điều trị ngứa, đau do các phỏng nước khác không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc này cho trẻ đúng như bác sĩ chỉ định.

– Thuốc hạ sốt, giảm đau: Acetaminophen (Tylenol) là thuốc hạ sốt, giảm đau duy nhất được khuyên dùng để hạ sốt, giảm đau do thủy đậu. Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, vì thuốc này có thể gây hội chứng Reye – hội chứng ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến gan và não, có thể khiến trẻ tử vong. Ngoài aspirin thì các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác như ibuprofen, naproxen, celecoxib… bố mẹ cũng không nên sử dụng cho trẻ khi chưa trao đổi với bác sĩ.

– Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus có thể là nhóm thuốc chính được chỉ định trong điều trị thủy đậu. Thuốc này can thiệp vào hoạt động của virus trong cơ thể, nhờ đó nó làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian tồn tại các triệu chứng thủy đậu đồng thời làm giảm nguy cơ biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên, không phải người bệnh thủy đậu nào cũng được chỉ định thuốc kháng virus. Chỉ những đối tượng dễ biến chứng mới được chỉ định thuốc này. Những đối tượng đó là trẻ sơ sinh và trẻ em trên 12 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người có rối loạn da như có bệnh chàm, người có bệnh phổi mạn tính, người có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm… Nếu được chỉ định thuốc kháng virus, thì đó có thể là acyclovir (zovirax) đường uống hoặc đường tiêm truyền tĩnh mạch (đối với người bệnh thủy đậu biến chứng nặng) hoặc valacyclovir (valtrex) và famciclovir (famvir) (được chỉ định thay thế acyclovir (zovirax) nếu bác sĩ cho là phù hợp). Thuốc kháng virus có hiệu quả cao nhất khi sử dụng trong 24 giờ kể từ khi các triệu chứng thủy đậu xuất hiện. Bởi thế, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ ngay, nếu trẻ có triệu chứng thủy đậu và nằm trong nhóm có nguy cơ biến chứng cao.

Hướng dẫn chi tiết cách điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Giải đáp bệnh ho gà ở trẻ có lây hay không?

Thuốc kháng virus có hiệu quả cao nhất khi sử dụng trong 24 giờ kể từ khi các triệu chứng thủy đậu xuất hiện.

Kết luận: Việc điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ một cách chi tiết và chính xác là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Bằng cách áp dụng đúng các phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà và theo dõi tình trạng bệnh, bố mẹ có thể giúp trẻ hồi phục nhanh chóng và hiệu quả. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác và điều trị phù hợp. Chủ động trong việc chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho sự hồi phục toàn diện.”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *