Táo bón là vấn đề nan giải dễ xảy ra ở trẻ em, khiến bé bị ảnh hưởng về cả sức khỏe lẫn tâm lý. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ bị táo bón: Nguyên nhân, cách khắc phục đơn giản, hiệu quả
1. 8 nguyên nhân thường khiến trẻ bị táo bón
Táo bón được hiểu là một dạng rối loạn tiêu hóa khiến phân bị khô và cứng, rất khó đẩy ra bên ngoài. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường khó đi tiêu, mỗi lần đi phải mất thời gian lâu hơn bình thường và xuất hiện cảm giác đau, khó chịu.
Trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh, thiếu chất xơ cũng có thể gây chứng táo bón
Nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ có rất nhiều, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến hay gặp:
– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh, ít chất xơ có thể làm giảm sự linh hoạt của đại tràng và gây táo bón cho trẻ. Bên cạnh đó, một số trẻ nhỏ khi bị thay đổi chế độ ăn đột ngột (bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm, bé bắt đầu ăn tại nhà trường…) cũng có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa và xảy ra tình trạng táo bón.
– Uống ít nước: Đây cũng có thể là một nguyên nhân chính gây táo bón. Việc uống nước không đủ có thể làm cho phân trở nên khô và khó đi qua đường ruột.
– Thói quen nhịn đi tiêu: Một số trẻ có thể nhịn đi tiêu do quá ham chơi hay không muốn bị gián đoạn hoạt động đang dang dở của mình, đặc biệt là khi đi học hoặc ở nơi công cộng. Đây là thói quen không hề tốt và có thể khiến trẻ bị táo bón.
– Thiếu vận động thể chất: Ít vận động có thể làm giảm sự đàn hồi của cơ ruột và làm chậm quá trình di chuyển của phân trong đường ruột, hệ quả khiến bé bị táo bón. Đặc biệt ở bé dưới trên 3 tuổi, thường dành nhiều thời gian cho hoạt động giải trí như chơi game hay xem TV.
– Yếu tố tâm lý và căng thẳng: Các tình trạng căng thẳng, lo âu hoặc thay đổi tâm lý của trẻ cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây táo bón.
– Tác dụng của một số loại thuốc: một số thuốc cho tác dụng chống dị ứng, chống nốn hay kháng sinh có thể gây tác dụng phụ là táo bón cho trẻ.
– Tác động của các bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh lý như loạn khuẩn đường ruột, phình đại tràng bẩm sinh, cơ thành bụng yếu… cũng có thể tăng nguy cơ bị táo bón.
– Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị táo bón cao hơn ở trẻ có gia đình có bố, mẹ, hoặc người thân thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa. Điều này có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng chung.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ em đã bị táo bón
Trẻ táo bón thường gặp khó khăn khi đi tiêu, phải ráng rặn nhiều lần
Trẻ bị táo bón sẽ xuất hiện những triệu chứng khá rõ ràng, đây chính là dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con mình có thể đã bị táo bón. Một số triệu chứng thường gặp ở các bé bị táo bón gồm:
– Trẻ đi tiêu ít hơn bình thường. Cụ thể, bé sơ sinh đi tiêu
– Bé cảm thấy rất khó khăn trong việc đi tiêu. Mỗi lần đi tiêu, trẻ phải rặn tới đỏ mặt, phân cứng, thậm chí có thể bị chảy máu ở hậu môn vì trẻ rặn quá mức.
– Nhiều bé còn có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi…
3. Hướng dẫn cách khắc phục chứng táo bón cho bé đơn giản, hiệu quả
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho trẻ bị táo bón
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị vàng da
Nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của bé táo bón
Nhiều thống kê cho thấy, có tới 95% trẻ mắc táo bón đều xuất phát từ các vấn đề liên quan tới chế độ dinh dưỡng hay thói quen sinh hoạt của bé hàng ngày. Do đó, khi phát hiện trẻ có triệu chứng táo bón, phụ huynh trước tiên nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của con một cách khoa học hơn. Đây là cách đơn giản, hiệu quả giúp bé sớm khắc phục chứng táo bón:
– Tăng cường bổ sung vào bữa ăn của trẻ những thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, lê, lựu, táo, dưa lưới, ngũ cốc nguyên hạt… Những thực phẩm này sẽ giúp kích thích quá trình tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể thâm dầu ô liu khi chế biến món ăn cho trẻ để tăng cường chất nhờn trong ruột và làm mềm phân, giúp con dễ đi tiêu hơn.
– Cho bé uống đủ nước nhằm hỗ trợ làm mềm phân, tăng cường quá trình di chuyển của phân qua đường ruột một cách dễ dàng hơn.
– Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động vận động như chơi ngoài trời, thể dục, và trò chơi tập luyện để kích thích sự linh hoạt của cơ trơn ruột.
– Xây dựng cho trẻ thói quen đi tiêu đều đặn vào mỗi buổi sáng – thời điểm cơ ruột hoạt động nhiều nhất. Đồng thời, bố mẹ cũng nên khuyên, dặn dò con thoải mái đi tiêu mỗi khi thấy buồn chứ không được nhịn.
3.2. Cho trẻ bị táo bón đi khám bác sĩ kịp thời
Táo bón ở trẻ em không phải vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng đôi khi nó lại có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động khoa học hơn nhưng những triệu chứng táo bón của bé không được cải thiện, thậm chí còn tăng nặng hơn thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh chuẩn khoa học?
Trẻ táo bón cần được đi khám kịp thời để ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý
Ngoài ra, bé táo bón 1 tuần kèm theo triệu chứng chướng bụng hay bé táo bón trên 3 ngày xuất hiện những triệu chứng kèm theo dưới đây, phụ huynh cũng nên sớm đưa bé đi khám bác sĩ:
– Trẻ bị đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, khi vận động hay vặn mình;
– Trẻ táo bón trở nên biếng ăn, sụt cân, còi cọc, suy dinh dưỡng;
– Trẻ táo bón đi phân có lẫn máu.
“Kết luận: Táo bón ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể được khắc phục hiệu quả nếu bố mẹ nắm rõ nguyên nhân và áp dụng đúng phương pháp. Từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động đến việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ tự nhiên, mọi bước đều góp phần giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu của con và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.”