Ho gà là một bệnh truyền nhiễm phát sinh do vi khuẩn. Bệnh truyền nhiễm này ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến đường hô hấp, rất nguy hiểm với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Trong bài viết sau, CAREUP.VN xin chia sẻ với bố mẹ dấu hiệu bệnh ho gà ở trẻ. Đây là thông tin vô cùng quan trọng, giúp bố mẹ nhận biết sớm để điều trị ho gà kịp thời, bảo vệ sức khỏe trẻ. Đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh ho gà ở trẻ: Nhận biết và điều trị kịp thời, hạn chế suy hô hấp
1. Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ
Bệnh truyền nhiễm ho gà phát sinh do vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn này lây từ người sang người thông qua giọt bắn nhiễm khuẩn phát tán trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Quá trình phát triển của ho gà thường bao gồm ba giai đoạn và triệu chứng của bệnh truyền nhiễm này thay đổi tùy thuộc từng giai đoạn đó. Ở trẻ, dấu hiệu nhận biết ho gà có thể bao gồm:
– Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, ho gà biểu hiện giống cảm thông thường, như sổ mũi, nghẹt mũi, ho húng hắng, đau họng.
– Giai đoạn 2: Các cơn ho dữ dội là một trong những dấu hiệu chính của bệnh truyền nhiễm ho gà ở giai đoạn này. Trẻ có thể ho thường xuyên và liên tục đến kiệt sức.
– Giai đoạn 3: Vẫn là các cơn ho thường xuyên, liên tục và dữ dội nhưng ở giai đoạn này, trẻ ho gà còn có biểu hiện thở rít sau ho. Ngoài ra, sau ho, trẻ cũng có thể nôn và thở khó, thở khò khè, thở gắng sức.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, triệu chứng ho gà có thể không rõ ràng.
Ho là một trong những dấu hiệu chính của bệnh truyền nhiễm ho gà.
2. Thăm khám và điều trị bệnh ho gà ở trẻ
Ho gà rất nguy hiểm với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Các nguy cơ nghiêm trọng cụ thể của ho gà bao gồm:
– Viêm tai giữa (tiếng Anh là Otitis media): Ho gà có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa, gây đau tai và mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
– Viêm phổi (tiếng Anh là Pneumonia): Ho gà có thể dẫn đến viêm phổi – một tình trạng nguy hiểm, yêu cầu điều trị y tế kịp thời.
– Tình trạng ngưng thở (tiếng Anh là Apnea): Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, cơn ho dữ dội do bệnh truyền nhiễm ho gà có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở, tức tình trạng mà trong đó, trẻ ngưng thở trong một thời gian ngắn.
– Các vấn đề về chức năng não: Ho gà có thể gây suy giảm chức năng não. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ từng mắc ho gà có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn bình thường.
– Tử vong: Ho gà có thể gây tử vong. Trong một số trường hợp, tử vong có thể là do viêm phổi, suy hô hấp hoặc các biến chứng khác của ho gà.
2.1. Thăm khám bệnh ho gà ở trẻ
Nếu trẻ có triệu chứng ho gà đã được liệt kê trong mục 1 bài viết này, bố mẹ đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Tại đó, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng, thời gian chúng xuất hiện và lịch sử tiêm vắc xin của trẻ. Sau đó, bác sĩ sẽ nghe phổi để đánh giá tình trạng hô hấp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ xét nghiệm dịch mũi, dịch họng để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn Bordetella pertussis. Bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định trẻ xét nghiệm máu để đánh giá mức độ nhiễm trùng cũng như đánh giá các chỉ số khác của hệ thống miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách?
Bác sĩ sẽ nghe phổi để đánh giá tình trạng hô hấp.
2.2. Điều trị bệnh ho gà ở trẻ
Điều trị ho gà thường bao gồm điều trị nguyên nhân (sử dụng thuốc kháng sinh) và điều trị triệu chứng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong điều trị ho gà, bố mẹ có thể tham khảo.
2.2.1. Điều trị nguyên nhân
– Azithromycin: Đây là một trong những thuốc kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng trong điều trị ho gà, đặc biệt là ở những trường hợp mà triệu chứng đã xuất hiện trong 21 ngày.
– Clarithromycin hoặc Erythromycin: Ngoài Azithromycin, trong điều trị ho gà, các thuốc kháng sinh này cũng có thể được sử dụng.
2.2.2. Điều trị triệu chứng
– Hạn chế triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi: Bố mẹ cho trẻ uống đủ nước để niêm mạc đường hô hấp trẻ luôn ẩm, giảm ho. Đây cũng là cách giúp trẻ làm loãng đờm, giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Bố mẹ cũng có thể dùng máy phun sương để tăng độ ẩm không khí, giúp hạn chế triệu chứng ho. Một cách nữa để hạn chế triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi là dùng các thuốc chống dị ứng như Diphenhydramine. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
– Hạn chế triệu chứng co giật khi ho: Trong trường hợp trẻ ho dữ dội đến mức co giật, bác sĩ có thể kê thuốc chống co giật như Diazepam.
– Hạn chế triệu chứng nôn: Nếu trẻ nôn sau ho, bác sĩ có thể kê thuốc chống nôn như Ondansetron để hạn chế nôn, giảm mất nước, mất điện giải.
Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ ho gà ở trẻ. Đảm bảo rằng trẻ tiêm đầy đủ số mũi vắc xin, để hiệu quả dự phòng ho gà được tối ưu. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thực hiện các phương pháp sau để củng cố hiệu quả dự phòng ho gà:
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh ho gà.
– Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng các sản phẩm khử khuẩn.
– Dọn dẹp không gian sinh hoạt của trẻ và gia đình thường xuyên bằng các sản phẩm khử khuẩn.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da: Những điều bố mẹ nhất định phải biết
Dọn dẹp không gian sinh hoạt của trẻ và gia đình thường xuyên.
“Kết luận: Nhận biết và điều trị kịp thời bệnh ho gà ở trẻ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp. Việc chú ý đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và cải thiện quá trình hồi phục. Đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách là bước cần thiết để quản lý bệnh hiệu quả. Chủ động trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh.”