Nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em

Viêm tai là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở đối tượng trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ có thể sẽ phải đối diện với hệ quả suy giảm thính lực nghiêm trọng, thậm chí bị điếc. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết hơn và nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em nhé.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em

1. Bệnh viêm tai ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em

Viêm tai là một trong bệnh lý khá thường gặp ở đối tượng trẻ em

Viêm tai là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng tại bộ phận tai gây viêm và đau. Hiện nay, có 3 loại bệnh viêm tai trẻ rất thường gặp gồm:

– Viêm tai ngoài: nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở khu vực tai ngoài (phần loa tai và ống tai ngoài). Bệnh lý viêm tai ngoài được phân làm 3 loại: viêm tai ngoài do bơi lội, viêm tai ngoài do nấm ống tai và viêm tai ngoài lan tỏa cấp tính.

– Viêm tai giữa: nhiễm trùng xảy ra ở khu vực tai giữa (xương chũm và hõm nhĩ thông nhau). Bệnh lý viêm tai giữa cũng được phân ra thành 3 loại là: viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính và viêm tai giữa thanh dịch.

– Viêm tai trong: nhễm trùng cấp tính xảy ra tại khu vực tai trong (ốc tai và các bán kính khuyên, tiền đình). Bệnh lý viêm tai trong cũng được phân chia thành 2 loại là viêm mê nhĩ và viêm dây thần kinh tiền đình.

Theo chuyên gia, trẻ mắc các bệnh viêm tai cấp không nguy hiểm, bệnh có thể khỏi hoàn toàn khi bé được hỗ trợ điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm thường chỉ xuất hiện khi bé được phát hiện và điều trị muộn hoặc điều trị không đúng cách. Một số biến chứng có thể gặp khi trẻ bị các bệnh viêm tai như:

– Trẻ bị bị thủng màng nhĩ dẫn tới suy giảm thính lực nghiêm trọng, có nguy cơ bị điếc;

– Trẻ bị viêm xương chũm;

– Trẻ viêm tai có thể bị viêm me nhĩ gây rối loạn tiền đình nếu có biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng;

– Trẻ có thể bị liệt mặt do tổn dây thần kinh mặt các biến chứng nội sọ như viêm màng não hay áp xe nội sọ.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai ở trẻ

2.1. Các nguyên nhân gây viêm tai ở trẻ

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh viêm tai ở trẻ em, bao gồm: vi khuẩn, virus và nấm. Trong đó, vi khuẩn Haemophilus influenzae, vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và các virus gây bệnh cảm lạnh được cho là các tác nhân chủ yếu gây bệnh viêm tai.

Ngoài ra, trẻ em cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai khi có một trong những yếu tố tiềm ẩn sau: trẻ nhỏ không được vệ sinh tai cẩn thận, bé bị tổn thương tai, viêm xoang mũi, cơ địa dễ dị ứng, hệ miễn dịch vụ suy giảm, viêm da tiết bã, bị chàm, bé bơi lội bị nước vào tai nhiều gây nhiễm trùng tai…

2.2. Những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh viêm tai ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị thủy đậu: Top 4+ câu hỏi bố mẹ nên quan tâm nhiều nhất

Nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em

Tai đau nhức hay khó chịu là triệu chứng thường gặp ở bé viêm tai

Bệnh viêm tai hiện có rất nhiều loại, tương ứng với nhiều dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị viêm tai đều sẽ xuất hiện một số những dấu hiệu ban đầu gồm:

– Bé cảm thấy đau nhức hay khó chịu ở tai;

– Bé có xu hướng đưa tay nên tay gãi hay ấn nhiều gây hiện tượng tai tấy đỏ, thậm chí có thể bị sưng;

– Một số trẻ có thể bị ù tai, ngứa tai, giảm thính lực;

– Trẻ có thể sốt hoặc tai bắt đầu có mùi hôi.

Khi xuất hiện các biểu hiện kể trên, trẻ có nguy cơ cao đã mắc phải các bệnh viêm tai. Phụ huynh nên cho bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý rằng, trường hợp trẻ xuất hiện những triệu chứng bệnh trở nặng, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để khám hoặc tái khám: bé chóng mặt, đau nhức đầu nhiều, mất thăng bằng, khả năng nghe rất kém…

3. Cách trị viêm tai cho trẻ em an toàn và hiệu quả

Cách điều trị bệnh viêm tai cho trẻ có thể áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa, điều này phụ thuộc rất nhiều vào loại bệnh, tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân và cách trị viêm tai cho trẻ em

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp không?

Nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách trị viêm tai hiệu quả và an toàn

3.1. Cách trị viêm tai cho trẻ bằng nội khoa

Điều trị nội khoa cho trẻ mắc viêm tai là phương pháp sử dụng thuốc kết hợp vệ sinh tai và các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà khác. Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng với trẻ mắc bệnh viêm tai cấp tính, ở mức độ nhẹ.

Các loại thuốc điều trị nội khoa cho trẻ viêm tai thường sẽ được bác sĩ chỉ định như: thuốc nhỏ tai, thuốc bôi ngoài tai, thuốc kháng sinh… Một số trẻ viêm tai do nhiễm nấm thì sẽ được chỉ định thuốc chống nấm.

3.2. Cách trị viêm tai cho trẻ bằng ngoại khoa

Cách trị viêm tai bằng ngoại khoa là phương pháp điều trị xâm lấn thông qua thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng cho trẻ mắc viêm tai ở mức độ nặng, điều trị nội khoa không mang tới hiệu quả.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ngoại khoa thường được cân nhắc áp dụng cho trẻ mắc viêm tai giữa gồm:

– Phẫu thuật vá màng nhĩ: áp dụng với trường hợp trẻ viêm tai bị thủng màng nhĩ dẫn tới bị suy giảm chức năng nghe. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với trẻ viêm tai bị nhiễm trùng hay bị ung thư trong xương tai.

– Phẫu thuật mở màng nhĩ và đặt ống lưu: áp dụng với trẻ viêm tai thường xuyên gặp phải tình trạng bị tích tụ dịch trong phần tai giữa. Với cách này, bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ nhỏ để đưa ống nhân tạo vào, dẫn dịch ra khỏi tai của trẻ. Sau phẫu thuật mở màng nhĩ và đặt ống lưu, trẻ có thể được xuất viện trong ngày, màng nhĩ có thể liền lại và ống dẫn lưu tự rơi ra ngoài sau khoảng vài tháng.

– Phẫu thuật khoan xương chũm: áp dụng với trẻ viêm xương chũm nghiêm trọng nhằm làm sạch và ngăn ngừa nguy cơ viêm tai mạn tính có thể xảy ra.

Viêm tai ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng virus, vi khuẩn, hoặc tác động từ môi trường như nước hoặc dị vật. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra viêm tai là bước đầu tiên quan trọng để áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. Để điều trị viêm tai, hãy đảm bảo trẻ được chăm sóc y tế đúng cách, bao gồm việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, giữ vệ sinh tai sạch sẽ, và hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng. Đồng thời, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng. Sự chăm sóc y tế kịp thời và chính xác sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe tai của trẻ một cách tối ưu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *