4 Điều cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy dù là bệnh thường gặp nhưng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro tới sức khỏe của trẻ: mất nước nghiêm trọng, suy giảm chức năng các cơ quan bên trong, suy dinh dưỡng… thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, nếu nhà có trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh chớ chủ quan và cần đặc biệt lưu ý 4 điều dưới đây.

Bạn đang đọc: 4 Điều cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy

1. Bệnh tiêu chảy có thể gây nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ

4 Điều cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ mắc tiêu chảy thường đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày

Tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài ra phân lỏng, phân chứa nhiều nước hoặc chỉ toàn là nước nhiều hơn 3 lần/ngày. Bệnh lý này có thể xảy ra với mọi trẻ, nhất là vào mùa hè – thời điểm thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn hay kí sinh trùng) sinh sôi, tấn công trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy, bé thường xuất hiện các triệu chứng ban đầu rất dễ nhận thấy gồm:

– Trẻ đi ngoài một ngày > 3 lần;

– Phân có đặc điểm lỏng, nhiều nước, có mùi tanh hoặc chua, phân cũng có thể lẫn chất nhày hoặc máu;

– Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn do phải đi ngoài nhiều lần và cơ thể bị mất nước.

Các triệu chứng bên trên chính là dấu hiệu giúp nhận biết trẻ có thể đã bị tiêu chảy. Trong trường hợp này, phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc trẻ nhiều hơn và có cách xử trí đúng đắn để bệnh của bé không diễn tiến nặng.

Trường hợp phụ huynh chủ quan, chậm trễ cho bé điều trị, bệnh tiêu chảy có thể gây nhiều  tổn hại tới sức khỏe của bé:

1.1. Trẻ bị tiêu chảy thiếu hụt nước và điện giải nghiêm trọng

Việc đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần mỗi ngày sẽ đồng nghĩa rằng cơ thể trẻ bị mất đi lượng lớn nước và điện giải. Nếu không được bù đắp kịp thời và đầy đủ, cơ thể bé sẽ bị thiếu hụt nước và điện giải nghiêm trọng. Hệ quả khiến các cơ quan bên trong hoạt động yếu kém, trì trệ, bé rơi vào trạng thái mệt mỏi nhiều và chán ăn. Nguy hiểm hơn, bé còn có thể bị biến chứng sốc mất nước, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao.

1.2. Trẻ bị tiêu chảy phải đối diện với nguy cơ suy dinh dưỡng

Nếu xảy ra tình trạng tiêu chảy kéo dài, các nguyên nhân gây bệnh sẽ ức chế và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn của trẻ. Trường hợp bé tiêu chảy cấp không được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng.

1.3. Tiêu chảy gây suy giảm chức năng các cơ quan bên trong

Trẻ mắc tiêu chảy cấp không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm chức năng của những cơ quan bên trong cơ thể: suy hô hấp, trụy mạch, suy thận… Mọi biến chứng này đều có thể tiềm ẩn nguy cơ tử vong ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ..

2. Không tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em

4 Điều cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy

Phụ huynh không tự ý mua thuốc trị tiêu chảy cho bé tại nhà

Hiện nay, nhiều phụ huynh có xu hướng tự mua thuốc điều trị cho con tại nhà khi thấy bé có biểu hiện tiêu chảy. Tuy nhiên, điều này có thể gây hệ quả “tiền mất tật mang”. Lý do là vì bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cần uống thuốc điều trị đúng để cho hiệu quả tối ưu. Nếu sai thuốc điều trị, bệnh của trẻ chẳng những không được chữa khỏi, mà còn có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên nên lưu ý những điều sau khi cho trẻ uống thuốc trị tiêu chảy:

– Mọi thuốc trẻ dưới 12 tuổi uống đều nên có chỉ định từ bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

– Trẻ mắc tiêu chảy có tiền sử bệnh gan, đang dùng thuốc điều trị bệnh khác hay xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, đi ngoài phân lẫn máu… phụ huynh không tự ý cho bé điều trị tại nhà. Phụ huynh nên cho bé đi khám tại cơ sở uy tín và hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể cho bé điều trị tại nhà hay không.

– Trẻ tiêu chảy không dùng nhiều hơn 1 loại thuốc có công dụng điều trị tiêu chảy, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định. Vì nếu dùng cùng lúc nhiều thuốc có chứa thành phần giống nhau có thể gây quá liều và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.

– Thuốc trị tiêu chảy cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

3. Thời điểm nên cho trẻ tiêu chảy đi khám bác sĩ

Thông thường, bệnh tiêu ở trẻ em có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày mà không cần phải uống thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu tới ngày thứ 2 mà triệu chứng tiêu chảy của bé không có chiều hướng giảm, phụ huynh nên sớm cho trẻ đi khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý rằng, trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng sức khỏe còn non, khi bị tiêu chảy rất dễ mất nước và bệnh nhanh diễn tiến nặng. Do đó với nhóm trẻ này, phụ huynh nên cho bé đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ kịp thời, ngừa tối đa biến chứng nguy hiểm.

4. Không phải mọi trẻ bị tiêu chảy đều cần dùng kháng sinh

4 Điều cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy

>>>>>Xem thêm: Bệnh táo bón ở trẻ em liệu có nguy hiểm không?

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn thuốc điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn

Thuốc kháng sinh dùng trong phác đồ điều trị tiêu chảy một cách phù hợp sẽ có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và đẩy nhanh thời gian phục hồi. Tuy nhiên, trẻ mắc tiêu chảy có nên uống thuốc kháng sinh không cần phải được xem xét và cân nhắc nhiều yếu tố. Mục đích nhằm tránh lạm dụng kháng sinh, để lại nhiều hệ quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Theo nguyên tắc chung, mọi trẻ em mắc tiêu chảy do tác nhân virus, bị bệnh ở mức độ bình thường và bắt đầu có tiến triển trong hồi phục thì không cần dùng tới kháng sinh. Lý do bởi kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh ở trẻ.

Trẻ mắc tiêu chảy chỉ nên dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh trong các trường hợp sau:

– Bé bị tiêu chảy nặng và kéo dài hơn bình thường;

– Bé tiêu chảy ra máu hay bị bệnh kiết lỵ.

Ngoài ra, việc có nên cho bé tiêu chảy dùng kháng sinh hay không còn phải được căn cứ vào chủng vi sinh vật lây nhiễm qua đường tiêu hóa ở trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy, việc chú ý đến bốn điều quan trọng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Đầu tiên, hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước và dung dịch bù điện giải để phòng ngừa mất nước. Thứ hai, theo dõi chế độ ăn uống của trẻ và tránh các thực phẩm có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng thêm. Thứ ba, giữ vệ sinh sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng thêm. Cuối cùng, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu nghiêm trọng hoặc kèm theo sốt cao, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Sự chú ý và chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *