Giải đáp bệnh ho gà ở trẻ có lây hay không?

Ho gà ở trẻ em là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe, đặc biệt khi bệnh xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, không ít phụ huynh thắc mắc bệnh ho gà có lây không và làm thế nào để phòng chống ho gà cho trẻ. Cùng CAREUP.VN giải đáp ngay thắc mắc này trong bài viết bên dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp bệnh ho gà ở trẻ có lây hay không?

1. Tổng quan về bệnh ho gà ở đối tượng trẻ em

1.1. Ho gà là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi xảy ra ở trẻ em

Giải đáp bệnh ho gà ở trẻ có lây hay không?

Ho sặc sụa là một trong những triệu chứng đặc trưng khi bé mắc ho gà

Ho gà là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính được gây ra bởi vi khuẩn. Bệnh đặc trưng bởi những cơn ho dữ dội kéo dài, đi kèm với tiếng rít khi hít vào và cảm giác khò khè, khó thở. Trẻ mắc bệnh có xu hướng dễ bị nôn sau mỗi cơn ho dữ dội.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm thế giới có khoảng 30-50 triệu trường hợp mắc ho gà, có tới 300 nghìn người đã tử vong vì căn bệnh này. Đa số các trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở các bé dưới 1 tuổi.

Điều đáng chú ý hơn là nhiều trẻ sơ sinh mắc ho gà thậm chí không xuất hiện triệu chứng ho, thay vào đó trẻ sẽ bị khó thở và thậm chí ngưng thở. Chính bởi vậy, ho gà ở trẻ là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm sức khỏe, đặc biệt với đối tượngtrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1.2. Nguyên nhân gây nên bệnh ho gà ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Cách phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ là gì?

Vi khuẩn Bordetella Pertussis chính là "thủ phạm" gây bệnh ho gà

Vi khuẩn Bordetella Pertussis chính là “thủ phạm” gây bệnh ho gà

Vi khuẩn Bordetella Pertussis là nguyên nhân phổ biến gây bệnh ho gà ở trẻ nhỏ. Đây là một vi khuẩn gram âm (–) thuộc họ Bordetella, có hình dạng trực khuẩn với hai đầu nhỏ, kích thước rất nhỏ và không có khả năng di động.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn gây bệnh ho gà không có nguồn gốc từ động vật hay môi trường bên ngoài, và khá khó nuôi cấy. Nó có thể chết đi sau khoảng một giờ dưới tác động trực tiếp của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời hoặc dung dịch khử khuẩn.

1.3. Triệu chứng thường gặp khi bé mắc bệnh ho gà

Khi bị vi khuẩn gây bệnh ho gà tấn công, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng đặc trưng là các cơn ho dữ dội kéo dài cùng các triệu chứng đi kèm khác. Cụ thể hơn, các triệu chứng của bệnh sẽ dần xuất hiện theo 3 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn 1: Trẻ khởi phát bệnh, ho nhẹ kéo dài từ 1 – 2 tuần kèm theo những biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp không rõ ràng như như chảy mũi. Ở giai đoạn này, bệnh của trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm hay viêm đường hô hấp thông thường.

– Giai đoạn 2: Bệnh của trẻ tiến triển với những con ho nặng hơn, ho kéo dài, sặc sụa từng cơn. Nhiều trẻ sau khi ho còn có biểu hiện đỏ mặt, da tím tái do ho quá nhiều cơ thể không đủ dưỡng khí để thở, nguy hiểm hơn còn có thể gây ra tình trạng suy hô hấp. Ở giai đoạn này, nhiều bé ho gà bị mệt, kiệt sức, chán ăn và dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.

– Giai đoạn 3: Trẻ dần khỏi bệnh nên các cơn ho sẽ ngắn lại, số lượng cơn ho cũng sẽ giảm đi nhiều và dần hết hẳn.

1.4. Những biến chứng ho gà trẻ có thể gặp phải

Trẻ mắc bệnh ho gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ:

– Viêm phổi nặng: đây là một biến chứng hô hấp thường gặp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng.

– Viêm não: là biến chứng nặng của bệnh ho gà, có tỷ lệ tử vong cao. Trẻ có thể phát sốt cao, tình trạng li bì, hôn mê và co giật.

– Biến chứng cơ học: lồng ruột, thoát vị, và sa trực tràng… Trong các trường hợp nặng, trẻ mắc bệnh có thể xuất hiện vỡ phế nang, tràn khí vào trung thất hoặc tràn khí vào màng phổi.

– Một số biến chứng khác: xuất huyết võng mạc, viêm kết mạc mắt, nguy cơ bị nội nhiễm các vi khuẩn khác.

2. Bệnh ho gà có lây không?

Giải đáp bệnh ho gà ở trẻ có lây hay không?

>>>>>Xem thêm: Trẻ nhỏ bị viêm tai giữa: Hướng dẫn nhận biết và điều trị

Ho gà ở trẻ là bệnh dễ lây nên bé nghi mắc bệnh nên được đi khám bác sĩ sớm

Bệnh ho gà ở trẻ em được đánh giá là có khả năng lây lan nhanh chóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch cao. Trước khi có phương pháp tiêm vaccine phòng ngừa, bệnh ho gà được ghi nhận có chu kỳ từ 3 – 4 năm ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng giải pháp tiêm vaccine phòng bệnh, tỷ lệ mắc ho gà đã giảm đáng kể, từ 100 – 150 lần.

Trong 2 tuần đầu tiên kể từ khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh ho gà, người bệnh có khả năng lây truyền bệnh cho mọi người xung quanh cao. Có 2 con đường lây truyền bệnh ho gà phổ biến bao gồm:

– Lây truyền trực tiếp khi người khỏe mạnh có tiếp xúc gần bị dính giọt bắn có chứa tác nhân gây bệnh của người bệnh, thông qua nói chuyện, ho hay hắt hơi;

– Lây truyền gián tiếp khi người khỏe mạnh có tiếp xúc với các bề mặt bị dính giọt bắn chứ tác nhân gây bệnh.

3. Cách phòng tránh bệnh ho gà cho trẻ đơn giản, hiệu quả

Tiêm phòng vaccine hiện là cách phòng bệnh ho gà ở trẻ tốt nhất được khuyến cáo bởi Bộ Y tế. Hiện nay, có 4 loại vaccine dưới đây thường được dùng để chủng ngừa bệnh ho gà cho trẻ:

– Vaccine 4 trong 1 Tetraxim (Pháp): Loại vaccine này gồm có 5 mũi, dùng được cho bé từ 2 tháng đến 13 tuổi, có tác dụng phòng 4 bệnh gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván và bại liệt. Khi dùng loại vaccine 4 trong 1 này, trẻ cần tuân thủ lịch tiêm như sau:

+ Mũi 1, 2, 3 tiêm khi trẻ được được 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc khi trẻ được 2, 4, 6 tháng tuổi.

+ Mũi 4 tiêm khi trẻ khoảng 16 – 18 tháng tuổi.

+ Mũi 5 tiêm khi trẻ khoảng 4 – 6 tuổi.

– Vaccine 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): Loại vaccine này gồm có 4 mũi, dùng cho bé từ 2 – 24 tháng tuổi, có tác dụng phòng 5 bệnh gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và Hib. Khi dùng loại vaccine 5 trong 1 này, trẻ cần tuân thủ lịch tiêm như sau:

+ Mũi 1, 2, 3 tiêm khi trẻ được khoảng 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc khi trẻ được 2, 4, 6 tháng tuổi.

+ Mũi 4 sẽ được tiêm khi bé được từ 16 – 18 tháng tuổi.

– Vaccine 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) hoặc Infanrix Hexa (Bỉ): 2 loại vaccine này đều gồm 4 mũi, dùng cho bé từ 2 – 24 tháng tuổi, có tác dụng phòng 6 bệnh gồm ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván, viêm gan và Hib. Khi dùng loại vaccine 6 trong 1 này, trẻ cần tuân thủ lịch tiêm như sau:

+ Mũi 1, 2, 3 sẽ tiêm khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi hoặc khi trẻ được 2, 4, 6 tháng tuổi.

+ Mũi 4 thì tiêm khi bé được từ 16 – 18 tháng tuổi.

– Vaccine Boostrix (Bỉ) hoặc Vaccine Adacel (Canada): 2 loại vaccine này đều gồm 1 mũi, dùng cho bé từ 4 tuổi trở lên, có thể phòng cùng lúc 3 bệnh gồm ho gà, bạch hầu và uốn ván. Trẻ tiêm vaccine cần phải được tiêm nhắc lại vào mỗi 10 năm sau.

Bệnh ho gà là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao, đặc biệt là qua các giọt nước bọt trong không khí khi trẻ ho hoặc hắt hơi. Việc hiểu rõ cách lây truyền và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tiêm vắc-xin và giữ vệ sinh cá nhân là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Nếu trẻ có triệu chứng ho gà hoặc tiếp xúc với người bị bệnh, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng và nhận sự điều trị kịp thời. Sự chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp hạn chế sự lây lan của bệnh và bảo đảm sức khỏe cho trẻ cũng như cộng đồng xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *