Phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác ở trẻ

Theo thực trạng hiện nay, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ngày càng gia tăng, nhất là nhóm đói tượng trẻ nhỏ. Một trong những biểu hiện điển hình của căn bệnh này là sốt cao và liên tục. Thế nhưng, những dấu hiệu này thường dễ gây nhầm lẫn với sốt do một số bệnh khác. Từ đó, nhiều người dân có suy nghĩ chủ quan. Vậy đâu là cách để phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác.

Bạn đang đọc: Phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác ở trẻ

1. Dấu hiệu chung của tình trạng bệnh sốt xuất huyết

Phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác ở trẻ

Bệnh sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện riêng

Sốt xuất huyết là bệnh bị gây ra bởi virus Dengue. Bệnh lây qua trung gian là muỗi vằn có chứa virus. Bệnh nhân sẽ phát bệnh theo 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng:

– Giai đoạn bệnh khởi phát: Giai đoạn này thường diễn ra trong 3 ngày đầu. Người bệnh xuất hiện hiện tượng sốt cao đột ngột lên tới 40 độ C. Bệnh nhân sẽ cảm giác đau đầu, mệt mỏi, hốc mắt đau nhức, cơ thể nhức mỏi và có thể bị viêm long đường hô hấp trên. Đây là những triệu chứng khá giống so với sốt virus.

– Giai đoạn xuất huyết: Biểu hiện sốt ở giai đoạn này có thể thuyên giảm. Tuy nhiên thay vào đó, những dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ tới nặng sẽ xuất hiện. Điển hình như hiện tượng bệnh nhân thấy các điểm xuất huyết ở dưới da, ngứa da. Hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng có thể xuất hiện. Hiện tượng xuất huyết tiêu hóa có thể nhận biết khi đi ngoài phân đen hay lẫn máu. Tình trạng xuất huyết nặng hơn có thể là xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng khiến bệnh nhân nguy hiểm tới tính mạng. Đây cũng chính là giai đoạn bệnh nhiều nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

– Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ hết sốt, cơ thể bớt mệt mỏi. Tiểu cầu bắt đầu tăng lên.

2. Phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác trẻ thường gặp

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ: Hướng dẫn điều trị, tránh điếc vĩnh viễn

Phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác ở trẻ

Triệu chứng sốt xuất huyết dễ gây nhầm lẫn với một số loại sốt thông thường khác

2.1 Sốt xuất huyết với sốt phát ban

Sốt phát ban thường có nhiều biểu hiện và tác nhân gây bệnh. Thế nhưng nhìn chung, 2 biểu hiện chính của bệnh là sốt và phát ban. Sốt phát ban chủ yếu gặp ở khu vực Đông Nam Á chính là bệnh sởi do virus sởi, bệnh do Rickettssia và bệnh Rubella do virus Rubella gây ra.

Với bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân gây bệnh là virus Dengue. Đây là loại bệnh lây từ người bệnh sang người bình thường chưa có miễn dịch kháng virus.

Sốt xuất huyết là một loại dịch bệnh khá nguy hiểm. Nếu như muỗi truyền bệnh càng nhiều, nhiều người chưa có miễn dịch thì tốc độ lây lan bệnh càng nhanh. Đặc biệt với trẻ em, nếu như bị sốt xuất huyết mà không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng. Thậm chí nguy cơ dẫn tới tử vong có thể xảy ra.

Để phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban, ta có thể sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ. Ta căng vùng da có ban đỏ hoặc sung huyết. Nếu như chấm đỏ mất đi và buông ra màu đỏ hồi phục lại thì đó là sốt phát ban. Trường hợp chấm li ti vẫn còn hoặc sau 2s màu đỏ xuất hiện lại thì đó là sốt xuất huyết.

2.2 Sốt xuất huyết với sốt do tay chân miệng

Chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhân biết đặc trưng của bệnh là trẻ sốt cao từ 1-2 ngày. Kèm theo đó là những triệu chứng như đau họng, loét miệng với vết loét đỏ hay niêm mạc miệng, lợi, lưỡi phỏng nước. Ngoài ra, những nốt hồng ban dạng phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và đầu gối.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, tình trạng sốt sẽ khó giảm với thuốc hạ sốt ở trong 3 ngày đầu.

2.3 Sốt xuất huyết với sốt virus, viêm đường hô hấp

Thông thường khi bị sốt virus, bệnh nhân sẽ sốt cao tới 40 độ C kèm theo đau đầu, đau khắp người. Ngoài ra, người bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ còn có thể xuất hiện rối loạn tiêu hóa, phát ban trong khoảng 2-3 ngày sau khi sốt. Hiện tượng viêm kết mạc gây đỏ mắt, chảy nước mắt cũng có thể xảy ra. Có trẻ gặp tình trạng bị nôn nhiều lần sau khi ăn.

Với những bệnh lý về đường hô hấp, người bệnh sẽ có biểu hiện ho, sốt, chảy nước mũi rồi thở gấp. Cánh mũi bệnh nhân thường phập phồng, nặng hơn có thể thấy lồng ngực bị rút lõm khi hít vào, thở rít và tím tái.

Còn bệnh sốt xuất huyết sẽ khiến bệnh nhân sốt cao trong 3-4 ngày đầu. Sau đó, khi giai đoạn sốt đã qua, tình trạng xuất huyết sẽ bắt đầu.

2.4 Sốt xuất huyết với sốt rét

Mặc dù ban đầu, triệu chứng của bệnh sốt rét và sốt xuất huyết đều là sốt cao nhưng vẫn có những khác biệt nhất định:

– Thời gian ủ bệnh:

Với sốt xuất huyết, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 4-5 ngày từ khi bị muỗi đốt. Từ khi phát hiện bệnh với những cơn sốt đầu, khoảng từ 7-10 ngày sau, triệu chứng sẽ giảm dần.

Với bệnh sốt rét, những triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 10-15 ngày kể từ lúc bị muỗi đốt.

– Sốt và dấu hiệu bị xuất huyết dưới da:

Với sốt xuất huyết, khởi phát sẽ là những cơn sốt đột ngột, kéo dài khoảng 3-4 ngày, cơn sốt có thể lên tới 40 độ C. Cùng với đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau đầu, nhức xương kéo dài. Sau đó, những nốt xuất huyết dưới da có thể xuất hiện. Không giống với sốt xuất huyết, bệnh nhân sốt rét có thời gian sốt ngắn hơn nhưng nhiều triệu chứng hơn. Điển hình như các triệu chứng về đau xương khớp, thiếu máu, đổ mồ hôi, nôn, … Tiếp tới, sốt rét sẽ trở lại cùng những cơn sốt điển hình với 3 giai đoạn. Giai đoạn rét run, sốt nóng rồi tới vã mồ hôi.

2.5 Sốt xuất huyết với sốt thông thường

Phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cẩn trọng nguy cơ tử vong

Bệnh sốt xuất huyết có thể kèm theo triệu chứng đau đầu

Sốt xuất huyết thông thường sẽ diễn biến sốt cao liên tục trong 2-3 ngày đầu, hạ sốt khó, đau mỏi người, đau đầu, … Khi dó, triệu chứng của bệnh này sẽ giống với sốt do các loại virus khác và chỉ có thể phân biệt bằng xét nghiệm.

Bên cạnh đó, mức độ sốt diễn ra cao hay thấp sẽ tùy vào phản ứng của cơ thể có mạnh không. Vì vậy, một số bệnh nhân sốt xuất huyết có thể chỉ sốt nhẹ, không rõ ràng. Từ khoảng cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, bệnh nhân sẽ bắt đầu hạ sốt, xuất hiện mẩn đỏ xuất huyết.

Với những trường hợp sốt thông thường thì người bệnh cũng có thể sốt cao nhưng theo từng cơn kèm triệu chứng viêm đường hô hấp. Các triệu chứng viêm điển hình như ho, đau họng, chảy nước mũi, … Nếu có mẩn đỏ xuất hiện thì sẽ nhanh chóng biến mất khi căng da. Điều này khác với sốt xuất huyết, ban đỏ không biến mất hoặc rất chậm.

Việc phân biệt sốt xuất huyết và các loại sốt khác ở trẻ là kỹ năng cần thiết giúp cha mẹ nhận biết và xử lý kịp thời. Sốt xuất huyết thường đi kèm với các triệu chứng đặc trưng như sốt cao đột ngột, phát ban, và chảy máu dưới da, trong khi các loại sốt khác có thể không gây ra những biểu hiện này. Hiểu rõ các dấu hiệu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác về việc chăm sóc và điều trị cho trẻ. Đừng ngần ngại đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời khi thấy xuất hiện những triệu chứng đáng lo ngại. Việc nắm bắt kiến thức đúng đắn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của con bạn một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *