Nên và không nên làm khi trẻ mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh có khả năng truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Để phòng tránh những biến chứng cho trẻ, cha mẹ hãy lưu ngay lại những điều nên và không nên làm khi trẻ mắc sốt xuất huyết. 

Bạn đang đọc: Nên và không nên làm khi trẻ mắc sốt xuất huyết

1. Trẻ mắc sốt xuất huyết và mức độ nguy hiểm

1.1 Các giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ em bị sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn sốt:

Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 3-4 ngày đầu. Cụ thể, trẻ đang khỏe mạnh có thể đột ngột bị sốt cao tơi 39-40 độ C. Kèm theo đó là những triệu chứng như đau đầu, mỏi người, mắt đau nhức, có thể bị hắt hơi, sổ mũi. Đối với nhưng trẻ nhỏ có thể bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chán ăn, … Da bé có thể bị đỏ hơn so với bình thường. Tình trạng này gọi là bị sưng huyết.

– Giai đoạn xuất huyết:

Nên và không nên làm khi trẻ mắc sốt xuất huyết

Ở giai đoạn xuất huyết nếu không cẩn thận có thể khiến trẻ gặp những biến chứng nguy hiểm

Giai đoạn này thường diễn ra vào ngày bệnh thứ 3-7. Lúc này, triệu chứng sốt bắt đầu suy giảm tuy nhiên có thể có nhiều những biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị xuất huyết sẽ có những dấu hiệu như vật vã, li bì hay kích thích, bị nôn nhiều, … Huyết áp có thể bị hạ do giảm khối lượng tuần hoàn.

– Giai đoạn phục hồi:

Giai đoạn này sẽ diễn ra vào khoảng ngày bệnh thứ 6-7. Khi đó, trẻ sẽ dần hồi phục, hết sốt, bạch cầu và tiểu cầu tăng. Tình trạng của bé cũng sẽ dần tốt lên.

1.2 Giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết

Trong 3 giai đoạn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ, giai đoạn 2 được cho là giai đoạn nguy hiểm. Đây còn gọi là giai đoạn xuất huyết, có thể gây nhiều biến chứng. Khi đó, các nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc sẽ xuất hiện. Kèm theo đó, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Tình trạng nặng hơn, trẻ có thể xuất huyết niêm mạc. Điển hình như hiện tượng cháy máu cam, chảy máu ở chân răng, … Đối với những bé gái lớn đã dậy thì, tình trạng rong kinh hoặc cường kinh có thể xảy ra. Nguy hiểm hơn, bệnh nhi sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Khi bị xuất huyết tiêu hóa,, trẻ sẽ đi ngoài ra phân en và có thể nôn ra máu. Còn đối với tình trạng bị xuất huyết não, trẻ sẽ co giật, ngủ li bì, … Ở giai đoạn này, chính hiện tượng thoát dịch làm cho bé còn có thể bị cô đặc máu. Dần dần, trẻ có thể bị hạ huyết áp bởi khối lượng tuần hoàn bị giảm.

Để tránh biến chứng xảy ra, trẻ nên được đi kiểm tra, xét nghiệm sớm trong khoảng 24-48h xuất hiện cơn sốt. Điều này sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được kiểm soát, kịp thời điều trị.

2. Lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị mắc sốt xuất huyết

2.1 5 điều nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Tìm hiểu thêm: Tay chân miệng trẻ em: Hiểu để kiểm soát hiệu quả

Nên và không nên làm khi trẻ mắc sốt xuất huyết

Cha mẹ cần theo dõi kĩ thân nhiệt của trẻ bị sốt xuất huyết

Khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần lưu ý thực hiện theo 5 điều sau:

– Theo dõi kĩ thân nhiệt của trẻ. Khi phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế.

– Hạ sốt cho bé khi cần thiết theo hướng dẫn từ bác sĩ. Cụ thể, cha mẹ nên phối hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo đúng hướng dẫn.

– Thực hiện vệ sinh mắt, mũi, họng cho trẻ mỗi ngày bằng dung dịch nước muối 0.9%.

– Về dinh dưỡng, trẻ đang bị sốt xuất huyết nên ăn những món mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, sữa, bột, … Trẻ nên uống nhiều nước để giúp hạ nhiệt cơ thể tốt hơn.

– Trẻ nên được mặc quần áo có vải mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi. Đặc biệt, da của trẻ cần được đảm bảo vệ sinh bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm, thay quần áo.

2.2 5 điều không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sau đây là 5 lưu ý cha mẹ không nên làm khi trẻ đang bị sốt xuất huyết:

– Không cạo gió cho trẻ, hành động này có thể khiến tình trạng của trẻ nặng hơn. Bên cạnh đó, nguy cơ bị nhiễm khuẩn tại chỗ có thể xảy ra do làn da của trẻ khá mỏng manh. Cạo gió sẽ khiến trẻ bị đau, có thể chảy máu dẫn tới nhiễm trùng.

– Không sử dụng nhóm thuốc hạ sốt aspirin hay ibuprofen. Đây là nhóm thuốc có thể khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn.

– Không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ đang bị sốt xuất huyết sử dụng. Trong trường hợp này, sử dụng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn khiến tình trạng gan, thận thêm nặng. Thậm chí, tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra. Trẻ chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm và dưới sự chỉ định của bác sĩ.

– Trẻ đang bị sốt xuất huyết không được đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo hay các phòng khám tư không đủ điều kiện thực hiện thủ thuật. Điều này có thể khiến cho tình trạng của trẻ thêm nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

3. Những cách để phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

Nên và không nên làm khi trẻ mắc sốt xuất huyết

>>>>>Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Thể phòng tránh sốt xuất huyết, ta nên thực hiện các phương pháp diệt bọ gậy, muỗi, tránh bị muỗi đốt

Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, ta cần lưu ý:

– Kiểm tra, diệt loăng quăng ở trong những dụng cụ đựng, chứa nước sinh hoạt thường ngày bằng cách lau rửa thường xuyên. Bên cạnh đó, nắp bể, các vật dụng chứa nước cần được đậy kín. Ta có thể thả cá để tiêu diệt loăng quăng.

– Thay nước thường xuyên ở các lọ hoa. Ta có thể thả muối hay hóa chất diệt bọ gậy vào trong bát nước để kê chân chạn, bể cảnh hay khay nước thải của tủ lạnh.

–  Loại bỏ những đồ vật liệu phế thải, và các hốc nước tự nhiên. Những dụng cụ, vật dụng có thể chứa nước mà không sử dụng cần được úp xuống.

– Khi ngủ, ta nên mắc màn, mặc quần áo dài ta, sử dụng bình xịt muối, kem xua muỗi để tránh bị muỗi đốt.

– Tích cực trong việc phối hợp cùng với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng và những đợt phun hóa chất đề phòng, chống dịch khác.

– Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt nên được đưa ngay tới cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị sớm. Cha mẹ không tự ý thực hiện điều trị cho trẻ tại nhà.

Khi trẻ mắc sốt xuất huyết, việc tuân thủ những điều nên và không nên làm là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và hỗ trợ quá trình hồi phục. Nên cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ, và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thuốc. Không nên cho trẻ dùng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt không được chỉ định, và tránh để trẻ tham gia các hoạt động thể lực mạnh. Theo dõi kỹ các triệu chứng của trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Việc nắm vững những điều nên và không nên sẽ giúp bạn chăm sóc trẻ hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe của bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *