Bệnh táo bón ở trẻ em là một bệnh lý khá thường gặp, dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề, chế độ ăn của trẻ đang chưa được lành mạnh. Táo bón lâu ngày có bị ảnh hưởng đến sức khỏe không, bệnh có nguy hiểm không,…đang là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ. Vậy làm sao để nhận biết khi nào táo bón không nguy hiểm và khi nào bệnh trở nên nguy hiểm? Hãy cùng theo dõi.
Bạn đang đọc: Bệnh táo bón ở trẻ em liệu có nguy hiểm không?
1. Chứng táo bón ở trẻ em là gì?
Bệnh táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài khó khăn, đau đớn, số lần đi ngoài rất ít khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu trong người, gây căng thẳng cho cả bé và cha mẹ. Có một số trường hợp trẻ bị táo bón mà không rõ nguyên nhân còn được gọi là táo bón vô căn. Cha mẹ nên nhận biết sớm và ngăn chặn không để cho tình trạng táo bón kéo dài có thể trở thành mạn tính.
Không ít trẻ em từng bị táo bón
Táo bón có thể được xác định nếu như cha mẹ nhận thấy trẻ có ít nhất 2 trong số những biểu hiện sau:
– Phân của trẻ rất to và cứng, khi dội bồn cầu có thể làm nghẹt, không trôi được
– Trẻ cảm thấy khó chịu, trốn tránh việc đi đại tiện
– Mỗi khi đi tiêu, trẻ phải gắng sức để rặn và phân quá to hoặc cứng nên trẻ bị rách hậu môn và chảy máu.
– Đã từng có lần bị táo bón rồi
– Tiền sử nứt hậu môn hoặc đang bị nứt hậu môn
2. Nguyên nhân vì sao trẻ bị bệnh táo bón?
Có hai nguyên nhân chính có thể chia ra đối với căn bệnh táo bón đó là nguyên nhân do thực thể và nguyên nhân do chức năng. Trong đó do thực thể chiếm phần rất ít còn do chức năng là phần nhiều.
2.2. Bệnh táo bón ở trẻ em do nguyên nhân thực thể
Đối với nguyên nhân này, trẻ sẽ bị táo bón cho những vấn đề về cường giáp, vấn đề thần kinh cơ ở vùng bụng, ruột,…
– Bệnh cường giáp. Nếu trẻ mắc bệnh cường giáp sẽ làm cho các hoạt động ở cơ ruột bị giảm đi khiến cho trẻ bị táo.
– Bệnh phì đại tràng do tính chất bẩm sinh. Đa số những trẻ mắc bệnh này sẽ nhẹ cân hơn so với bình thường, trẻ rất hay có triệu chứng nôn ói, khi đi ngoài phân có kích thước nhỏ. Trong trường hợp trẻ bị bệnh này, cha mẹ cần cho trẻ đi phẫu thuật càng sớm càng tốt, tránh tình trạng biến chứng như phình đại tràng nhiễm độc, sốc nhiễm trùng hoặc thủng ruột,…
– Trẻ bị bệnh đái tháo đường cũng có thể làm trẻ bị táo bón.
2.2. Bệnh táo bón ở trẻ em do nguyên nhân chức năng
– Tình trạng táo bón hay gặp nhất ở những trẻ không chịu đi ngoài, nhịn đi ngoài vài ngày.Trẻ nhịn càng lâu thì phân trong ruột sẽ càng cứng và to hơn nên muốn đẩy phân ra ngoài cũng khó khăn hơn. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến chứng táo bón mạn tính.
– Trẻ bú sữa ngoài cũng có thể gặp tình trạng bị táo bón do không hợp sữa hoặc do người người chăm sóc trẻ pha sai công thức.
– Đối với trẻ đã ăn dặm, việc bị táo bón có thể xuất phát từ nguyên nhân thức ăn, khi cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá mà không bổ sung chất xơ ,vitamin và uống ít nước quá có thể khiến cho trẻ bị táo.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi: Cẩn trọng nguy cơ tử vong
Chế độ ăn cũng có thể khiến trẻ bị táo bón
– Đối với trẻ lớn hơn, hay hoạt động ngoài trời dẫn đến đổ nhiều mồ hôi mà không được bổ sung đủ lượng nước trong cơ thể thì cũng là một nguyên nhân gây ra chứng táo bón ở trẻ.
3. Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón là gì?
Ngoài những dấu hiệu như phân cứng hay trẻ ít đi đại tiện có thể có những triệu chứng như sau khi trẻ bị táo bón, đó là:
– Đau bụng
– Biếng ăn, không ngon miệng, có thể trẻ ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng trưởng do không hấp thụ được thức ăn
– Trẻ hay cáu gắt vì thường xuyên cảm thấy khó chịu trong người
– Hay bị bồn chồn, đi vệ sinh nhiều
– Mệt mỏi, buồn nôn
– Một số trẻ bị ngứa hậu môn do khi đi ngoài bị nứt, rách hậu môn. Nếu trẻ gặp tình trạng này thì cần vệ sinh hậu môn cho trẻ sạch sẽ tránh nhiễm trùng và chuyển hóa thành áp xe.
– Một số trường hợp trẻ bị táo bón nặng có thể xuất hiện tình trạng dính phân ở quần hoặc són phân. Thường bị nhầm lẫn với tiêu chảy nhưng thực ra là do trẻ bị tắc ruột do cục phân quá lớn dẫn đến són phân
– Nếu trẻ bị táo bón nặng và thường xuyên phải gắng sức để rặn khi đi vệ sinh thì lâu dần sẽ có thể bị trị nội hoặc trĩ ngoại, cũng có trẻ bị cả hai.
4. Khi nào trẻ bị táo bón mà cần đưa đến bác sĩ?
Thông thường, trẻ bị táo bón chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu cha mẹ biết cách giải quyết thì tình trạng trên sẽ dần hết. Tuy nhiên trong trường hợp táo bón ở trẻ kéo dài, đồng thời xuất hiện những triệu chứng sau đây thì cần đưa trẻ đến ngay những cơ sở y tế:
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên
Nên để ý những dấu hiệu để đưa trẻ đi khám kịp thời
– Táo bón chắc chắn sẽ đi kèm với những cơn đau bụng quặn lên hoặc đau âm ỉ. Đó là do trẻ bị tích tụ phân trong đại tràng quá nhiều nên cần phải đẩy phân ra ngoài. tuy nhiên, nếu như thấy những cơn đau bụng của trẻ bất thường như: đau nhiều, đau đột ngột dữ dội, không giảm đi mà có chiều hướng tăng dần lên thì có thể trẻ đã bị những biến chứng nguy hiểm như:
+ Thủng ruột
+ Thủng dạ dày
+ Tắc ruột
+ Viêm ruột thừa
+ Viêm tụy
Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử trí kịp thời
– Táo bón đi kèm với nôn ói
– Đi kèm với đầy hơi: Đây có thể là dấu hiệu của chứng tắc ruột, bệnh về dạ dày hoặc sự phát triển quá độ của các hại khuẩn trong đường ruột
– Phân lẫn máu khi bị táo bón: Màu của máu có thể là màu đen sẫm hoặc đỏ tươi đều là dấu hiệu của những bệnh lý về đường ruột như nứt hậu môn, loét dạ dày, ung thư ruột, hậu môn…
Trước khi những vấn đề trên trở nên nghiêm trọng hơn, cha mẹ hãy lưu ý và đưa trẻ đi khám sớm nhất để tránh nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bệnh táo bón ở trẻ em có thể gây ra những phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé, nhưng nếu được quản lý và điều trị kịp thời, nguy cơ biến chứng có thể giảm thiểu đáng kể. Táo bón kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như đau bụng, nứt hậu môn và thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, việc duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống đủ nước, và thói quen đi vệ sinh đều đặn là rất quan trọng. Nếu tình trạng táo bón không cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, việc tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Sự chăm sóc đúng cách và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của trẻ và đảm bảo sự phát triển toàn diện.