Phỏng dạ ở trẻ nhỏ là một bệnh truyền nhiễm xảy ra khá thường xuyên, chính vì vậy có khá nhiều bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan với căn bệnh này, từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức căn bản về căn bệnh phỏng dạ và những cách điều trị cũng như phòng ngừa để cha mẹ có biện pháp bảo vệ con em mình khỏi căn bệnh truyền nhiễm này.
Bạn đang đọc: Phỏng dạ ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu bệnh và cách điều trị
1. Một vài thông tin về bệnh phỏng dạ
Phòng dạ hay còn có tên gọi khác là bỏng dạ, thủy đậu, trái dạ….là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi rút Varicella zoster. Đối tượng của virus này thường là trẻ nhỏ.
Trẻ em thường là đối tượng dễ dàng nhiễm vi rút phỏng dạ
Nếu trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin thì việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh mang đến nguy cơ cao nhiễm bệnh cho trẻ.
Phỏng dạ là một bệnh khá phổ biến và khả năng lây truyền dễ dàng nhưng nếu trẻ đã từng bị bệnh một lần thì sẽ không bị lại lần nữa. Thực tế vẫn có trường hợp tái nhiễm bệnh nhưng tỉ lệ là rất thấp, rất hiếm có. Nếu trẻ được tiêm vắc xin chống bệnh phỏng dạ (thủy đậu) thì có đến 90% khả năng trẻ sẽ được bảo vệ khỏi căn bệnh này. Tỉ lệ này được đánh giá là khá cao đối với một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính.
Bệnh phỏng dạ có thể có nguy cơ lây nhiễm cao hơn cho những đối tượng trẻ em sau:
– Những trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở lên. Đối tượng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thường vẫn có kháng thể của mẹ truyền sang từ lúc còn là thai nhi.
– Những trẻ chưa được tiêm vắc xin chống thủy đậu từ 2 đến 7 tuổi
– Những trẻ chưa tiêm phòng vắc xin cộng với hệ miễn dịch kém sẵn có
– Những trẻ đang sẵn có những bệnh lý nền như bệnh ung thư hoặc viêm nhiễm đường hô hấp,…
– Trẻ đang dùng thuốc Corticosteroid liều cao để ức chế hệ miễn dịch cũng rất dễ mắc bệnh
Những trẻ nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh được bác sĩ khuyến cáo nên cẩn trọng với bệnh phỏng dạ, tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang mắc phỏng dạ bởi virus có khả năng lây rất nhanh và rất dễ dàng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
2. Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh phỏng dạ
2.1. Nguyên nhân bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chính của bệnh phỏng dạ là do virus Varicella Zoster, loại virus có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng qua con đường tiếp xúc da hoặc các loại tiết dịch như nước bọt.
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Bé bị táo bón phải làm sao?
Trẻ chưa được tiêm chủng có nguy cơ cao mắc bệnh
Hầu hết trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh nếu chưa từng tiêm vắc xin, rất ít có miễn dịch tự nhiên ở trẻ chưa tiêm.
Phỏng dạ là một bệnh được đánh giá là khá lành tính. Vẫn có những tỉ lệ nhất định biến chứng bệnh thành viêm não, viêm phổi, nhưng con số khá thấp không đáng lo ngại. Sau khi khỏi bệnh, trẻ sẽ có miễn dịch trọn đời với bệnh và không bị lại nữa.
2.2. Triệu chứng nhận biết phỏng dạ ở trẻ nhỏ
Không ít cha mẹ nhầm lẫn bệnh phỏng dạ với nhiều bệnh ngoài da khác như bệnh zona thần kinh, bệnh đậu mùa hay bệnh tay chân miệng do những bệnh này có khá nhiều điểm chung về triệu chứng giống phỏng dạ. Tuy nhiên phỏng dạ cũng có những dấu hiệu nhận biết riêng như:
– Trên da trẻ xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ nhạt, sau đó những nốt đó sẽ nổi gồ lên da và sau vài ngày thì chuyển thành màu hồng có nước ở bên trong. Những nốt này xuất hiện rải rác khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là ở mặt, da đầu, chân tóc và ngực. Trẻ bị phỏng dạ cũng sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
– Vị trí xuất hiện nốt phỏng không mọc lần lượt theo thứ tự mà sẽ mọc bất kỳ, tuy nhiên sẽ không xuất hiện nốt ở lòng bàn tay, bàn chân. Nếu trẻ gãi làm cho các nốt phỏng vỡ ra thì khả năng có thể gây viêm.
– Ở một vùng da có thể xuất hiện nhiều loại nốt tương ứng với từng thời kỳ phát triển của bệnh do những nốt này mọc theo từng đợt, có thể hết đợt này lại đến đợt khác.
– Có thể có trẻ chỉ bị sốt nhẹ vài ngày mà không kèm theo biểu hiện nào khác. Nhưng cũng có trẻ xuất hiện sổ mũi, biếng ăn, quấy khóc,…
Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng trên, nhất là đối với những trẻ chưa từng tiêm vắc xin thì cần nghĩ ngay đến khả năng trẻ bị thủy đậu do hệ miễn dịch của trẻ khi ấy khá kém, khả năng nhiễm bệnh là khá cao.
3. Cách điều trị phỏng dạ cho trẻ sao cho an toàn, hiệu quả
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh phỏng dạ có thể khiến cho trẻ bị mất nước là khả năng tăng nguy cơ bị bội nhiễm, từ đó dẫn đến trẻ bị nhiễm trùng, viêm phổi hoặc viêm não…
Chính vì vậy, lưu ý quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ bị phỏng dạ đó chính là vệ sinh những nốt đỏ và vùng da cho trẻ thật cẩn thận, không làm cho những nốt phỏng dạ bị thành mủ vì có khả năng cao sẽ thành sẹo lõm.
Bên cạnh đó, mẹ có thể bôi những loại thuốc theo đơn bác sĩ đã kê cho trẻ. Không tự ý mua thuốc hoặc dùng những loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc bôi thuốc cũng cần tiến hành đúng và đủ thời gian. Cần bôi thuốc đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Đối với những nốt phỏng dạ bị vỡ ra sớm thì cần vệ sinh thật sạch sẽ và băng lại với gạc vô khuẩn để bảo vệ những nốt đó không bị nhiễm khuẩn, hạn chế nguy cơ bị sẹo rỗ cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em: Hiểm họa rình rập
Cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ tránh bệnh phỏng dạ
Cách phòng ngừa bệnh phỏng dạ cho trẻ em: Với những trẻ chưa bị thủy đậu, cần phải có những biện pháp để bảo vệ trẻ khỏi bệnh như sau:
– Khi thấy những người đang có dấu hiệu của bệnh, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh vì nguy cơ lây bệnh khá cao.
– Cần đưa trẻ đi tiêm phòng chống bệnh phỏng dạ/ thủy đậu. Có đến 90% trẻ sau khi được tiêm có thể miễn dịch với bệnh. Số còn lại nếu bị bệnh thì cũng rất nhẹ và nhanh khỏi.
– Khi đưa trẻ đến những nơi công cộng thì cần phải chuẩn bị kỹ đồ dùng cá nhân, vệ sinh cho trẻ, không nên cho trẻ dùng chung đồ với người khác.
– Hạn chế những hành động ôm hôn trẻ từ người khác, nhất là đối với những trẻ chưa được tiêm phòng thì càng nên cẩn thận để bảo vệ bé khỏi lây bệnh.
– Khi đi ra ngoài và tiếp xúc nhiều người nên đeo khẩu trang cho trẻ, sau đó vệ sinh tay chân, mắt mũi miệng cho trẻ thật sạch sẽ.
– Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng những loại thực phẩm có khả năng tăng miễn dịch. Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
Việc nhận diện đúng dấu hiệu của bệnh phỏng dạ ở trẻ nhỏ và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé. Những triệu chứng như sốt cao, phát ban và ngứa ngáy cần được theo dõi chặt chẽ để có thể điều trị kịp thời và hiệu quả. Sử dụng các biện pháp điều trị đúng cách, bao gồm việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng các phương pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà, có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không cải thiện, việc tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế là cần thiết. Sự chăm sóc tận tâm và kiến thức đúng đắn sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe của trẻ và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.