Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương và cần rất nhiều sự chú ý, chăm sóc kỹ lưỡng. Đặc biệt, giai đoạn sơ sinh, ăn bổ sung (1000 ngày đầu đời) cực kỳ quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Vì nhiều nguyên nhân, trẻ em bị suy dinh dưỡng, thấp còi ảnh hưởng lớn đến tương lai. Bố mẹ hãy chú ý đến các dấu hiệu và ngay lập tức cho trẻ thăm khám kịp thời để phục hồi, giúp con phát triển khỏe mạnh và vượt trội.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí não trẻ.
1. Suy dinh dưỡng là gì?
Về tổng quan, suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động thể chất, trí não bình thường của trẻ. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường thấp còi hơn các bạn đồng trang lứa. Cụ thể, suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể được chia làm 3 thể:
– Thể nhẹ cân: biểu hiện là cân nặng nhẹ hơn mức tiêu chuẩn do thiếu hụt dinh dưỡng, kém ăn kéo dài
– Thể thấp còi: trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn và so với trẻ cùng giới cùng tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi có thể xuất phát từ nguyên nhân người mẹ thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai.
– Thể gầy còm: cảnh báo cân nặng và chiều cao của trẻ đang thấp đáng báo động. Trẻ khó hoặc không thể lên cân trong thời gian dài.
Đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây cũng là thời gian trẻ dễ mắc nhiều bệnh lý, nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ không những không đủ sức chống lại bệnh mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn. Ốm nhiều khiến trẻ chán ăn và gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
2. Những tác động tiêu cực khi trẻ em bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng không được điều trị kịp thời có thể để lại những tác động tiêu cực kéo dài:
– Sức đề kháng yếu, dễ ốm, ốm vặt, ốm dai dẳng lâu khỏi thậm chí đe dọa tính mạng nếu thiếu dinh dưỡng kéo dài
– Thấp còi hơn các bạn, dễ gây tâm lý tự ti
– Không đủ thể chất tham gia các hoạt động và đảm bảo cuộc sống thường ngày
– Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp
– Tăng nguy cơ bị loãng xương
– Trẻ chậm nói, suy giảm trí nhớ
– Chậm phát triển trí não, giao tiếp kém, ngại tiếp xúc với người lạ, giảm giao tiếp xã hội, chất lượng học tập giảm sút
– Trẻ thường xuyên quấy khóc
– Không hứng thú với các hoạt động ở trường lớp
– Trẻ uể oải, ủ rũ, chậm chạp
– Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt cũng như đường huyết
– Bụng to, da xanh xao
3. Trẻ em bị suy dinh dưỡng do đâu?
Thiếu năng lượng và các chất khiến trẻ em suy dinh dưỡng. Cụ thể, các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:
– Mẹ thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai
– Trẻ không được bú mẹ đầy đủ: các bác sĩ khuyên mẹ nên cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
– Ăn dặm sớm là yếu tố nguy cơ cao khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng
– Trẻ kém ăn, lười ăn
– Chế độ ăn nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ
– Đồ ăn không đa dạng hình thành tâm lý chán ăn ở trẻ
– Tác dụng phụ của các loại thuốc trị bệnh khiến trẻ chán ăn. Thuốc mang đến cảm giác nhạt miệng, đắng miệng, ăn không ngon. Trong thời gian ngắn trẻ sẽ bị chán ăn nhưng nếu lâu dài thì sẽ bị suy dinh dưỡng.
– Bố mẹ ép con ăn quá nhiều khiến trẻ có sự ám ảnh với việc ăn uống. Trẻ em ăn theo nhu cầu, bố mẹ nên khuyến khích con ăn thêm thay vì dọa nạt và ép trẻ ăn.
– Trẻ sinh non dưới 2,5kg
– Bố mẹ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá muộn hoặc quá sớm
– Điều kiện sống là nguyên nhân tác động không nhỏ đến chế độ ăn của trẻ
– Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, chia sẻ bởi chuyên gia
Trẻ cần được thăm khám bởi các bác sĩ dinh dưỡng để có phương pháp phục hồi phù hợp.
4. Phương pháp điều trị, phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng
Đối với trường hợp suy dinh dưỡng nặng, cần thực hiện các biện pháp phục hồi cho trẻ:
– Điều trị tình trạng mất nước, phù nề, rối loạn tiêu hóa,…
– Tiến hành bổ sung các chất dinh dưỡng đang bị thiếu hụt
– Nghiên cứu nâng khẩu phần ăn
– Theo dõi các chỉ số bởi các bác sĩ
Bố mẹ có thể kết hợp phục hồi dinh dưỡng cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp:
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày (mỗi bữa cách nhau khoảng 2h)
– Ưu tiên đồ ăn lỏng kích thích tiêu hóa
– Ăn nhiều món và xây dựng khẩu phần ăn hấp dẫn
– Tăng các loại thực phẩm giàu năng lượng: các loại hạt, bơ đậu phộng,…
– Bổ sung sữa cao năng lượng theo chỉ định
– Cho trẻ dùng thêm các loại nước hoa quả tươi
– Theo dõi và tái khám
5. Biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ em
Phòng ngừa suy dinh dưỡng từ khi mẹ mang bầu: bà bầu cần tăng cân đủ, bổ sung đủ các vi chất dinh dưỡng thiết yếu: sắt, axit folic, chế độ ăn đa dạng và chích ngừa uốn ván sơ sinh. Bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ là đặt nền tảng thể chất cho em bé từ sớm.
Biện pháp phòng ngừa cho trẻ:
– Đảm bảo trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
– Ăn dặm bổ sung từ tháng thứ 5 – 6, chú ý không cho ăn dặm quá sớm hoặc muộn hơn. Chế độ ăn của trẻ cần đầy đủ: tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo.
– Khuyến khích trẻ ăn uống đa dạng, không kiêng khem quá đà kể cả khi ốm đau
– Tiêm chủng đầy đủ
– Chế độ ăn đa dạng bổ sung nhiều vitamin, bổ sung các loại hoa quả
– Tiêm chủng đầy đủ
– Tẩy giun định kỳ cho trẻ
– Khuyến khích con ăn, thay đổi món ăn kích thích trẻ ăn tốt hơn
– Lập biểu đồ và theo dõi tăng trưởng hàng tháng
– Hạn chế dùng thuốc kháng sinh
>>>>>Xem thêm: Trẻ rối loạn tiêu hóa: Lời khuyên chăm sóc của chuyên gia
Bố mẹ nên theo dõi quá trình tăng trưởng sớm phát hiện dấu hiệu trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng.
Việc hiểu rõ các nguyên nhân khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng là chìa khóa để phụ huynh phòng tránh và điều trị kịp thời cho bé. Từ chế độ ăn uống thiếu cân đối, môi trường sống không lành mạnh, đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, tất cả đều có thể góp phần gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ. Bố mẹ cần chú trọng đến việc cung cấp đủ dinh dưỡng, tạo điều kiện sống tốt, và thường xuyên theo dõi sức khỏe của bé. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh, vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng một cách hiệu quả.