Trong quá trình trưởng thành và phát triển, trẻ nhỏ có thể trải qua rất nhiều lần sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau: từ sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sốt do viêm họng,… cho đến sốt không rõ nguyên nhân. Trong đó, sốt do mọc răng ở trẻ trong độ tuổi 4 tháng trở đi là trường hợp thường xuyên gặp phải. Tình trạng này thường đi kèm với hiện tượng nướu răng bị sưng đỏ và căng đầy khi có răng sắp nhú ra. Sốt mọc răng ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng nếu không phân biệt được với sốt do bệnh có thể khiến cha mẹ lo lắng và cho bé uống thuốc không cần thiết.
Bạn đang đọc: Sốt mọc răng ở trẻ: Cách nhận biết và xử trí
1. Cha mẹ cần nắm rõ giai đoạn mọc răng của trẻ
Biết được giai đoạn mọc răng sẽ giúp cha mẹ dễ phân loại nguyên nhân tình trạng sốt con đang gặp phải
Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, việc nắm rõ các mốc phát triển của con là rất cần thiết trong việc phân loại và nhận biết các loại bệnh. Để có thể xác định được có đúng con bị sốt mọc răng không, cha mẹ cần biết được đâu là thời điểm trẻ nhỏ bắt đầu mọc răng. Hầu hết các bé sẽ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng trong độ tuổi từ 4 – 7 tháng. Ngoài ra cũng có thể có một số trường hợp trẻ nhỏ mọc răng sớm hơn, khi mới chỉ 3 tháng tuổi.
Thứ tự răng mọc của các bé gần như hoàn toàn giống nhau. Quá trình này bắt đầu từ việc mọc 2 răng cửa dưới đến 2 răng cửa trên, 2 răng cửa bên ở hàm trên, 2 răng cửa bên ở hàm dưới, răng hàm và cuối cùng là răng nanh.
Đa phần trẻ nhỏ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi. Nếu đến độ tuổi này răng sữa chưa mọc đủ, cha mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng và kiểm tra thêm sức khỏe con vì có thể bé bị thiếu canxi hoặc gặp vấn đề gì đó khác.
Bên cạnh đó cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh đã có sẵn răng hoặc mọc răng ngay trong những tuần đầu đời, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cho thấy bé bị thừa canxi hay một bệnh lý nào đó. Việc mọc răng quá sớm có thể ảnh hưởng một chút đến quá trình bú sữa, còn hầu như không có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trẻ.
Mặc dù vậy, việc cha mẹ nắm rõ giai đoạn mọc răng của con vẫn rất quan trọng trong việc nhận biết và phòng ngừa các trường hợp răng mọc xô lệch, chen chúc ngay từ ban đầu và có biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách để các vấn đề thường gặp như sốt mọc răng hay quấy khóc, biếng ăn không còn là nỗi lo.
2. Sốt mọc răng ở trẻ có những dấu hiệu nào dễ nhận thấy?
Vì sốt ở trẻ nhỏ là tình trạng quá phổ biến và là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý chứ không chỉ riêng do mọc răng nên nếu chỉ nhìn vào tình trạng sốt, rất khó để cha mẹ có thể phân biệt chính xác nguyên nhân gây sốt có phải do mọc răng hay không. Để có cái nhìn khách quan và chắc chắn hơn về sốt mọc răng, cha mẹ nên để ý thêm về sự thay đổi nhiệt độ cơ thể và con có gặp các biểu hiện nào khác như được đề cập dưới đây không nhé.
– Sốt mọc răng ở trẻ thường có nhiệt độ từ trung bình đến cao
Đối với tình trạng sốt do mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ với nhiệt độ cơ thể trong khoảng từ 38 – 38,5 độ C. Tuy nhiên nếu trong trường hợp khu vực nướu ở vị trí có răng đang nhú bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn. Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ chứ không sốt quá cao và không kèm tiêu chảy. Do đó, nếu cha mẹ thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ kèm tiêu chảy rất có thể trẻ đang mắc bệnh khác chứ không phải sốt do mọc răng. Khi đó, cha mẹ cần sớm đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
– Sốt mọc răng ở trẻ thường đi kèm với các dấu hiệu đặc trưng khác
Ngoài dấu hiệu sốt như đã nói bên trên, để nhận biết và đánh giá được trẻ bị sốt do nguyên nhân mọc răng, cha mẹ có thể để ý một số đặc điểm đặc trưng của tình trạng này như: chảy nhiều dãi, ngứa lợi, trẻ hay nhai, gặm đồ chơi, kiểm tra lợi bé thấy có vùng tấy đỏ, sưng, có phần trắng nhú lên. Việc lợi bị sưng đau do răng nhú gây nứt thường kéo theo hiện tượng trẻ chán ăn, bỏ ăn, sợ ăn hoặc bú sữa vì đau nhức.
Tìm hiểu thêm: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm và những điều cần biết
Bé thường ngứa lợi và hay gặm đồ chơi để giảm khó chịu
Bên cạnh các đặc trưng cụ thể này, trẻ sốt do mọc răng cũng hoàn toàn có thể gặp phải các dấu hiệu khác dễ gây nhầm lẫn như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn trớ, ho,…
Trong giai đoạn này trẻ sẽ lười ăn, quấy khóc không chịu ăn, tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không nên thúc ép quá mức làm tăng thêm nỗi sợ mỗi khi ăn uống, tạo ấn tượng xấu cho trẻ sau này. Thay vào đó, cha mẹ nên chế biến những món ăn mềm, chia nhỏ thành nhiều bữa để cho trẻ ăn dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng mỗi ngày.
3. Cha mẹ phải làm sao khi trẻ bị sốt do mọc răng?
Đối với sốt do mọc răng ở trẻ, nếu không sốt trên 38,5 độ, cha mẹ không cần cho con uống thuốc hạ sốt mà chỉ cần chườm ấm cho bé. Điều cha mẹ cần lưu ý ở thời điểm này là chú trọng giảm sự khó chịu, bứt rứt, ngứa lợi của trẻ, đồng thời đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé nhẹ nhàng để tránh vi khuẩn khiến lợi sưng đau nặng hơn hoặc gây sâu răng sứm cho trẻ khi răng đang mọc.
– Mua cho con đồ gặm nướu chuyên dụng để bé giảm bớt sự khó chịu mà không gây tổn thương đến mô nướu còn non nớt. Lưu ý trước và trong quá trình cho trẻ sử dụng, cha mẹ cần vệ sinh, khử trùng cẩn thận để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ.
– Khi trẻ đã mọc được 2 – 3 răng, cha mẹ nên vệ sinh răng cho trẻ mỗi sáng và tối bằng miếng gạc mềm và nước ấm. Lưu ý, luôn phải rửa tay thật sạch trước khi chà nướu cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị hen phế quản
Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng gạc mềm, sạch mỗi ngày cho trẻ
– Thường xuyên lau dãi cho bé bằng khăn mềm, sạch để ngăn ngừa phát ban quanh miệng và giữ gìn vệ sinh cho bé.
– Bổ sung các sản phẩm cung cấp lysine, khoáng chất, vitamin thiết yếu như kẽm, selen, crom, vitamin nhóm B để giúp trẻ xen ngon miệng hơn, tăng cường hấp thụ dưỡng chất có trong thực phẩm hàng ngày.
Sốt mọc răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ cần nắm rõ cách nhận biết và xử trí để giúp bé thoải mái hơn trong giai đoạn này. Việc chú ý theo dõi triệu chứng, chăm sóc đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết sẽ giúp bé vượt qua cơn sốt một cách an toàn. Đừng quên cung cấp đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt cho bé để hạn chế các biến chứng khác.