Khi trẻ gặp các triệu chứng ốm sốt, mệt mỏi, đi khám và được chẩn đoán do virus gây nên thì phụ huynh thường sẽ nhận được thông báo là con bị sốt virus, hay còn gọi là sốt siêu vi. Đây là bệnh khá hay gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ thường là đối tượng hay bị mắc nhất. Vậy trẻ nhỏ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không?
1. Một số thông tin về sốt siêu vi cha mẹ cần biết
1.1 Sốt siêu vi là bị làm sao?
Sốt siêu vi hay còn được gọi là sốt virus, là tình trạng trẻ bị sốt cấp tính do nhiễm phải một loại virus hay siêu vi trùng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng do virus tấn công đều có thể gây sốt và đều được gọi chung là sốt siêu vi. Trong đó có một số virus gây sốt nhẹ; một số khác như sốt xuất huyết lại gây sốt cao.
Thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến trẻ nhỏ bị sốt siêu vi
Bệnh lý này thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, cơ thể trẻ nhỏ bị nhiễm virus và phản ứng lại bằng hiện tượng sốt. Đặc trưng của bệnh là tình trạng sốt cao, nặng hơn về thời điểm chiều tối hoặc đêm. Sốt siêu vi là bệnh khá phổ biến nhưng thường tập trung ở người già, trẻ nhỏ hoặc những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu.
1.2 Những loại virus thường gây nên sốt siêu vi
Sốt siêu vi xảy ra ở trẻ nhỏ chủ yếu là do hệ miễn dịch non nớt và suy yếu, tạo điều kiện cho virus xâm nhập từ bên ngoài và gây hại cho sức khỏe của bé. Một số loại virus thường gặp gây nên tình trạng sốt siêu vi gồm:
– Rhinovirus: Virus này có thể gây cảm lạnh, viêm xoang, viêm tai, nguy hiểm nhất là hen và viêm phế quản, viêm phổi.
– Coronavirus: Gây nên cảm lạnh, viêm họng thông thường nhưng đã từng trở thành đại dịch do khả năng trở nặng thành viêm phổi nhanh chóng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
– Virus cúm A, B: Tác nhân gây bệnh cúm thông thường, bên cạnh đó cũng có thể gây ra các biến chứng khi trở nặng như viêm phổi, viêm mũi – họng.
– Phó cúm: Gây tình trạng cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản và dẫn đến viêm phổi.
– Virus RSV: Gây bệnh viêm phổi và tiểu phế quản thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.
– Enterovirus: Gây nên sốt cấp tính không đặc thù, sốt phát ban hoặc các bệnh như Bornholm, bệnh tay chân miệng.
1.3 Các con đường làm lây truyền bệnh
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách
Virus gây bệnh thường hay lây truyền qua đường hô hấp
– Hô hấp: Nếu một người bị nhiễm virus ho, hắt hơi, những người khỏe mạnh gần đó có thể hít phải giọt bắn có chứa virus phát tán từ họ. Đây là con đường lây nhiễm các bệnh về virus cúm thường gặp nhất.
– Nuốt phải: Đồ ăn, thức uống mà bạn sử dụng cũng có nguy cơ là nguồn gây bệnh nếu như nó bị dính phải giọt bắn của người bị nhiễm virus, thường là norovirus và enterovirus. Nếu dùng phải những thực phẩm như vậy, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị virus xâm nhập gây sốt siêu vi.
– Bị cắn/ đốt: Một số loại virus có thể truyền từ động vật hoặc từ người bệnh sang người lành nếu bị côn trùng, động vật mang virus cắn, đốt. Ví dụ điển hình là bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh dại.
– Truyền máu: Trường hợp này xảy ra khi người hiến máu bị nhiễm các loại virus như viêm gan B hay HIV thì người nhận máu có nguy cơ cao bị lây bệnh.
2. Trẻ nhỏ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không?
Sốt siêu vi rất dễ lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc gần với người bệnh. Phần lớn người mắc sẽ mất khoảng 4 – 5 ngày, hệ thống miễn dịch mới có thể hoàn toàn chống lại virus. Tuy nhiên ở một số trường hợp, sốt siêu vi nhanh chóng trở nên nghiêm trọng và cần đến sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
2.1 Sốt cao khi sốt siêu vi có nguy hiểm không?
Sốt khi bị nhiễm khuẩn chính là biểu hiện của việc cơ thể đang chống lại sự tấn công của virus lạ. Đây cũng có thể coi như một dấu hiệu giúp phụ huynh dễ dàng nhận biết sự bất thường trong sức khỏe con. Từ đó có thể nhanh chóng đưa con đi khám để điều trị kịp thời.
Thông thường sốt virus ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt trong khoảng 38 – 38,5 độ. Lúc này trẻ có thể được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà theo các loại thuốc của bác sĩ. Nếu được chăm sóc cẩn thận, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trẻ có thể nhanh chóng cắt sốt và khỏi bệnh sau khoảng 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ bị sốt cao trên 39 độ ngay từ những ngày đầu, không đáp ứng thuốc hạ sốt, thì cha mẹ cần hết sức chú ý theo dõi và lập tức đưa trẻ đi khám để được nhập viện điều trị. Bởi nếu tình trạng sốt cao kéo dài có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: mất nước, rối loạn điện giải, mê sảng, hôn mê, thậm chí nặng nề hơn là co giật, suy thận, suy gan, suy đa cơ quan, nhiễm trùng huyết.
2.2 Các biến chứng của sốt siêu vi có nguy hiểm không?
Khi bị sốt siêu vi, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, để tình trạng sốt cao kéo dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề và nguy hiểm như:
– Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng nhưng rất thường gặp, có thể trở thành thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.
– Viêm tiểu phế quản: Biến chứng này thường thấy ở trẻ dưới 1 tuổi, nặng nề và nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nếu không được xử trí kịp thời.
– Viêm thanh quản: Biến chứng này xảy ra khi thanh quản bị sưng phù, khiến người bệnh bị khó thở, thở rít, thiếu oxy.
– Viêm cơ tim, loạn nhịp tim và ngừng tim: Tình trạng này xảy ra khi trẻ hết sốt mà vẫn mệt mỏi, lịm đi, không chơi đùa, không ăn được, hay các dấu hiệu bất thường khác, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm cơ tim là biến chứng có thể gặp khi bị sốt siêu vi
– Biến chứng tại não: Đây là nhóm biến chứng đáng ngại nhất của sốt virus, có thể khiến trẻ bị co giật, hôn mê, thậm chí gây di chứng nặng nề về sau.
Chính vì diễn biến bệnh khó lường và các biến chứng gây ra nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, nên cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay khi thấy con có biểu hiện sốt cao bất thường, không rõ nguyên nhân.
3. Các triệu chứng sốt siêu vi thường gặp và mức độ bệnh
Để tránh tình trạng bệnh trở nặng rồi cha mẹ mới nhận ra và đưa con đi khám, cha mẹ cần nắm được một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt siêu vi. Việc này không những giúp cha mẹ phần nào đoán biết được con đang gặp phải bệnh lý gì, và có giải pháp cải thiện tạm thời trong khi chưa thể đi khám, mà còn giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn chớm mắc.
Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị sốt siêu vi:
– Sốt cao liên tục không đỡ ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt
– Trẻ mệt mỏi, đau nhức toàn thân, không muốn vận động
– Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, viêm đường hô hấp
– Chân tay lạnh
– Phát ban
– Đau bụng, nôn ói, khó ăn uống
– Đi ngoài có ra máu hoặc phân màu đen.
– Trẻ bị giật mình, hoảng hốt.
Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ thường không nguy hiểm nếu được chăm sóc và theo dõi đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường như sốt kéo dài, mệt mỏi, khó thở, hoặc co giật, vì có thể là dấu hiệu của biến chứng. Việc giữ cho trẻ nghỉ ngơi, uống đủ nước và hạ sốt đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục. Nếu tình trạng sốt không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, việc đưa trẻ đi khám bác sĩ là rất cần thiết để có biện pháp điều trị kịp thời. Sự chăm sóc tận tình và theo dõi sát sao sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn sốt siêu vi một cách an toàn và nhanh chóng.