Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

Theo các chuyên gia khoa Nhi: “Nếu biết cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà và có biện pháp xử trí khi cần thiết, phụ huynh sẽ giúp con tránh được các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh, khả năng nghe kém,… do bệnh viêm tai giữa gây ra”.

Bạn đang đọc: Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

Viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà nếu không biết cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. (ảnh minh họa)

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nhiều loại: cấp, bán cấp và mãn tính. Đây là một loại bệnh về tai có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đặc biệt là trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa nhất.

Viêm tai giữa có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Nhưng nếu không được phát hiện hoặc trì hoãn điều trị/điều trị sai cách dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh số 7, ảnh hưởng đến khả năng nghe sau này của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em là gì?

Đó là do một số loại vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra, phần lớn là vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Khởi nguồn do sự rối loạn của chức năng vòi nhĩ, hoặc bắt nguồn từ một số bệnh hay gặp như cúm, cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, dị ứng…. nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hiệu quả.

Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc viêm tai giữa hơn người lớn?

Sở dĩ điều này là do cấu trúc tai của bé chưa hoàn chỉnh. Tai trong của bé được kết nối với mặt sau cổ họng bằng vòi nhĩ. Bình thường või nhĩ khi nuốt sẽ mở, cho phép các chất lỏng cùng tạp chất dư thừa thoát ra ngoài. Khi vòi nhĩ bị tắc sẽ khiến chất thải không thoát ra được, chúng ứ đọng lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Trẻ em có đặc thù là vòi nhĩ ngắn, hẹp, dễ phù nề hơn người lớn nên dễ bị tắc gây tình trạng viêm tai giữa.

Biểu hiện trẻ bị viêm tai giữa?

Tìm hiểu thêm: Trẻ nổi trái rạ (thủy đậu): Những vấn đề trọng tâm nên tìm hiểu

Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà
Trẻ bị viêm tai giữa thường quấy khóc, sốt, nôn trớ … mẹ cần chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà đúng cách. (ảnh minh họa)

Khi bị viêm tai giữa trẻ thường có một số biểu hiện như:

  • Ngứa tai, bé hay đưa tay lên kéo hoặc dứt tai
  • Trẻ quấy khóc hoặc kêu đau nhức trong tai có thể ù tai
  • Trẻ bú kém, bỏ bú, nôn trớ, rồi loạn tiêu hóa
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 độ C
  • Quấy khóc, khó ngủ
  • Có thể kèm theo sổ mũi, hắt hơi, ho

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà mẹ cần lưu ý 3 vấn đề sau.

Vệ sinh tai, mũi cho bé

Đừng vì sợ bé đau ở tại mà mẹ “ngại” không vệ sinh tai cho con. Khi trẻ bị viêm tai giữa, nếu tai chảy dịch mủ cần phải làm sạch tai cho trẻ, không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai trẻ, cần để cho dịch thoát ra ngoài tự nhiên. Khi tắm hay vệ sinh tránh để nước chảy vào tai của bé.

Vệ sinh mũi cho trẻ ngày 2-3 lần bằng nước muối sinh lý. Khi rửa mũi cho bé cần lưu ý rửa đúng cách, nên cho bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ rửa cho con cho an toàn, tránh việc tự rửa tại nhà khiến nước chảy vào của bé.

Ăn uống

Mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Nên ăn các đồ ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia ra làm nhiều bữa trong ngày và uống thêm nước hoa qủa, tránh ăn/uống đồ lạnh dễ gây kích ứng họng.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ, nên cho trẻ tăng số lần bú lên.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu trẻ sốt cần chườm nước ấm vào các vị trí như cổ, nách, bẹn để hạ nhiệt. Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.

Trẻ sốt trên 38,5 độ C thì mới cần uống hạ sốt loại paracetamol, liều dùng theo chỉ định của bác sĩ (khoảng 10 – 15 mg/kg cân nặng). Uống cách nhau từ 4-6 giờ. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống hạ sốt loại ibuprofen vì nếu bé bị sốt xuất huyết sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà

>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ bị tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?

Nếu biểu hiện viêm tai giữa của trẻ nặng hơn, phụ huynh nên cho bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra vào xử trí kịp thời.

Phụ huynh cần chú ý theo dõi con, nếu thấy con có một trong các biểu hiện sau:

  • Đau tai tăng lên
  • Sốt cao liên tục dùng thuốc hạ sốt hoặc chườm ấm không đỡ
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc nhiều
  • Trẻ nôn nhiều, đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Các biểu hiện bệnh không tốt lên sau 2 ngày điều trị hoặc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục. Theo hướng dẫn từ các chuyên gia, việc duy trì vệ sinh tai sạch sẽ, đảm bảo trẻ uống đủ nước và sử dụng thuốc theo chỉ định là rất cần thiết. Bố mẹ nên theo dõi các triệu chứng của trẻ và nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. Thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ giúp giảm đau, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ. Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ thính giác của trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *