Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin cơ bản

Viêm tai giữa thường khởi phát từ những bệnh lý viêm đường hô hấp trên như: Viêm mũi, viêm VA…. Bệnh cần phải được điều trị nghiêm túc dứt điểm, nếu không, trẻ viêm tai giữa có thể sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Điếc vĩnh viên, viêm màng não, viêm não,…. Vậy, điều trị viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào là nghiêm túc dứt điểm, đọc bài viết sau ngay để biết câu trả lời, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin cơ bản

1. Viêm tai giữa: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng

1.1. Khái niệm

Là một trong 3 bộ phận cấu thành tai, bên cạnh tai ngoài và tai trong; tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và xương con (xương con lại bao gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp). Tai giữa có nhiệm vụ đón và truyền rung động từ màng nhĩ đến tai trong để những rung động này được chuyển thành các xung thần kinh, rồi thành âm thanh như chúng ta nghe.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin cơ bản

Tai giữa, bên cạnh tai ngoài và tai trong là một bộ phận cấu thành tai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 80% trẻ từ 3 tuổi sẽ bị viêm tai giữa ít nhất 1 đợt trong đời. Vậy, viêm tai giữa là gì? Viêm tai giữa là bệnh lý mà tại tai giữa, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Tùy thuộc mức độ nhiễm trùng của tai giữa, bệnh lý viêm tai giữa được phân loại thành: Viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mãn tính và viêm tai giữa ứ dịch:

– Viêm tai giữa cấp tính: Là kết quả của một trong hai hoặc cả 2 bệnh lý: Rối loạn chức năng vòi nhĩ (rối loạn chức năng vòi nhĩ là hiện tượng thường xảy ra khi trẻ bị viêm đường hô hấp) và viêm VA.

– Viêm tai giữa mạn tính: Là viêm tai giữa dai dẳng, thường hơn 3 tháng

– Viêm tai giữa ứ dịch: Khi trẻ bị viêm tai giữa ứ dich, niêm mạc tai giữa trẻ nhiễm trùng và chảy dịch. Dịch này có thể ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính; ứ đọng phía sau màng tai.

1.2. Nguyên nhân

Như đã đề cập phía trên, viêm tai giữa thường là hệ lụy của các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, mà cụ thể ở đây là viêm mũi, viêm họng (làm rối loạn chức năng vòi nhĩ) và viêm VA. Theo đó, cơ chế hình thành viêm tai giữa, bố mẹ có thể hiểu đơn giản như sau:

– Viêm tai giữa do viêm mũi, viêm họng hay viêm tai giữa do rối loạn chức năng vòi nhĩ: Là một ống vòi tai rất hẹp, vòi nhĩ nối tai giữa với vòm họng. Vòi nhĩ có chức năng điều hòa không khí, điều chỉnh áp suất không khí và dẫn lưu dịch (nếu có) từ tai giữa ra ngoài. Khi vòi nhĩ rối loạn chức năng, dịch sẽ tích tụ trong tai giữa, làm tai giữa viêm nhiễm. Ở trẻ em, vòi nhĩ hẹp hơn và nằm ngang hơn, khiến chức năng dẫn lưu dịch dễ rối loạn hơn so với người lớn.

– Viêm tai giữa do viêm VA: VA là mô lympho nhỏ, nằm sau mũi, hoạt động như hệ miễn dịch. VA nằm tương đối gần điểm mở vòi nhĩ. Nếu VA sưng do viêm, khả năng vòi nhĩ tắc nghẽn, làm nhiễm trùng tai giữa là rất cao.

1.3. Dấu hiệu nhận biết

Viêm tai giữa có dấu hiệu nhận biết điển hình, cũng có dấu hiệu nhận biết không điển hình. Theo đó, dấu hiệu nhận biết không điển hình viêm tai giữa là các dấu hiệu tương tự bệnh lý viêm đường hô hấp, như: Sốt, ho, chảy mũi,…. Còn dấu hiệu nhận biết điển hình viêm tai giữa là: Đau đầu, đau tai, phản ứng kém hoặc không phản ứng với âm thanh, mất thăng bằng, tai chảy dịch, quấy khóc dữ dội,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em: Hướng dẫn nhận biết, điều trị

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin cơ bản

Trẻ viêm tai giữa có thể sẽ quấy khóc dữ dội, đặc biệt là khi nằm

1.4. Biến chứng

Viêm tai giữa có thể biến chứng đến điếc vĩnh viễn,… Nếu may mắn không mất, thính lực của trẻ viêm tai giữa không điều trị nghiêm túc dứt điểm vẫn có thể suy giảm trầm trọng. Ngoài biến chứng liên quan đến thính lực, viêm tai giữa còn biến chứng liên quan đến não, là viêm màng não, viêm não. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa cả thể chất, trí tuệ, thậm chí là tính mạng trẻ.

2. Viêm tai giữa: Chẩn đoán và điều trị

2.1. Chẩn đoán

Viêm tai giữa có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy tuyệt đối không nên tự điều trị viêm tai giữa cho trẻ. Khi có dấu hiệu viêm tai giữa, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được thăm khám và điều trị hiệu với chuyên gia.

Để chẩn đoán viêm tai giữa, thăm khám cần và đủ trẻ phải thực hiện là nội soi tai mũi họng. Ngoài ra, một số thăm khám khác có thể trẻ cũng cần tiến hành là: Chụp X-quang ngực thẳng, xét nghiệm máu,…Trước khi các thăm khám này diễn ra, đầu tiên trẻ phải được thăm khám lâm sàng (khai thác tiền sử và dấu hiệu bệnh lý) với chuyên gia.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin cơ bản

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị cảm cúm phải làm sao?

Thăm khám và điều trị viêm tai giữa với chuyên gia

2.2. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em ở mức độ khác nhau sẽ sử dụng phác đồ điều trị khác nhau. Cụ thể, một số thuốc điều trị trong từng trường hợp viêm tai giữa là:

– Trường hợp 1, viêm tai giữa giai đoạn xung huyết: Giai đoạn này chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân, nhóm kháng sinh B Lactam là nhóm được ưu tiên nhất vì cho hiệu quả cao. Ngoài kháng sinh, trẻ còn cần sử dụng kết hợp một số thuốc giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như: Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, chống phù nề,…

– Trường hợp 2, viêm tai giữa giai đoạn chảy mủ: Trường hợp này để điều trị ngoài dùng các thuốc điều trị toàn thân, trẻ phải được trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ ra ngoài. Tiểu phẫu này cần được thực hiện bởi chuyên gia tay nghề cao.

– Trường hợp 3, viêm tai giữa giai đoạn chảy mủ nhiều: Nếu mủ xuất hiện nhiều sẽ phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ, gây thủng màng nhĩ. Trường hợp này cần điều trị ngay bằng các thuốc giảm đau như otipax, thuốc chống viêm, phù nề. Nếu bệnh nặng có thể sử dụng tới phương pháp phẫu thuật trị bệnh.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em cần sự can thiệp kịp thời và đúng phương pháp để ngăn ngừa biến chứng. Bố mẹ nên nhận biết sớm các triệu chứng bất thường và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Bên cạnh đó, việc chăm sóc tai cho trẻ sau khi điều trị cũng rất quan trọng để đảm bảo tình trạng viêm không tái phát. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe thính giác của trẻ ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *