Có thể bạn chưa biết, cách chăm sóc vết thương ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lành thương và hình thành sẹo trên da. Nếu xử lý không đúng cách, vết thương sẽ lâu lành, tạo sẹo xấu, thậm chí là nhiễm trùng. Vậy làm gì để vết thương không bị sẹo? Tham khảo ngay bài viết này bạn nhé!
Bạn đang đọc: Lưu ngay bí kíp chăm sóc vết thương không để lại sẹo
1. Tìm hiểu quá trình liền vết thương hở trên da
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo, bạn cần hiểu rõ 3 giai đoạn lành thương tự nhiên của cơ thể. Cụ thể:
- Giai đoạn cầm máu và viêm: Giai đoạn cầm máu xảy ra ngay khi xuất hiện vết thương, trong đó các yếu tố đông máu cùng huyết tương sẽ khiến máu tại vị trí tổn thương đông lại, tránh mất máu quá nhiều. Cùng với đó, giai đoạn viêm là thời điểm tế bào bạch cầu “chiến đấu” bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, xuất hiện sau vài giờ và kéo dài đến ngày thứ 4.
- Giai đoạn tăng sinh: Bao gồm 3 giai đoạn chính là tái cấu trúc, lên mô hạt và biểu mô hóa, nhằm mục đích tái tạo các mô và mạch máu mới tại vị trí da tổn thương. Tại thời điểm này, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu tại vết thương.
- Giai đoạn tái tạo: Là giai đoạn quyết định loại và kích thước sẹo, có thể diễn ra từ 3 tháng đến 2 năm. Tùy theo đặc điểm, vị trí và mức độ tổn thương mà nhiều nguy cơ hình thành sẹo xấu. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc sử dụng biện pháp khắc phục sẹo sớm ở thời điểm này để cải thiện tính thẩm mỹ cho da.
2. Bật mí các yếu tố tác động đến quá trình liền thương
Quá trình liền thương nhanh hay chậm tùy thuộc vào những yếu tố tác động sau:
- Mức độ tổn thương: Vết trầy xước nhẹ sẽ có thời gian hồi phục ngắn hơn, khả năng để lại sẹo thấp hơn một vết thương lớn và sâu.
- Phương pháp xử lý vết thương: Nếu biết cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo như làm sạch kỹ lưỡng vết thương và băng bó cẩn thận, bạn có thể phòng ngừa mưng mủ, nhiễm trùng hiệu quả.
- Độ tuổi: Ở người lớn tuổi, tế bào sừng bên dưới lớp mài sẽ tái tạo chậm, vì thế quá trình liền thương cũng diễn ra chậm hơn so với người trẻ.
- Chế độ ăn uống: Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu chất đạm, khoáng chất (như kẽm, sắt, canxi) và vitamin (như vitamin A, C, E) thì vết thương sẽ chậm phục hồi hơn.
- Tình trạng sức khỏe: Bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, dùng nhiều kháng sinh hay thuốc ức chế miễn dịch sẽ có thời gian lành thương kéo dài.
Có nhiều yếu tố tác động đến khoảng thời gian liền thương mà bạn cần biết như mức độ tổn thương, phương pháp chăm sóc, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng…
3. Mách bạn cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo
Muốn trị vết thương hở mau lành, bạn cần biết cách chăm sóc vết thương cẩn thận. Sau đây là 6 bí quyết mà bạn cần nắm:
3.1 Đánh giá tình trạng vết thương hở
Trước tiên, bạn hãy xem xét mức độ nghiêm trọng của vết thương để có phương pháp chăm sóc thích hợp. Chẳng hạn, nếu chỉ là một vết trầy xước nhỏ, bạn có thể trực tiếp xử lý tại nhà bằng bộ dụng cụ y tế gia đình. Tuy nhiên, nếu vết thương sâu, chảy máu liên tục, khiến cho bạn đau nhức dữ dội, bạn phải đến ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ sơ cứu kịp thời.
3.2 Cầm máu và rửa sạch vết thương
Ngay khi bị thương, bạn hãy xử lý và làm sạch nhanh chóng nhằm hạn chế nhiễm trùng. Đầu tiên, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước, đồng thời đeo thêm găng tay y tế để tránh tiếp xúc với dịch cơ thể rỉ ra từ vết thương. Tiếp theo, sử dụng một miếng băng gạc, nhẹ nhàng đắp lên vết thương và ấn lực nhẹ để cầm máu. Sau đó, dùng nhíp chuyên dụng gắp nhẹ các mảnh vụn trên miệng vết thương (nếu có) và rửa sạch với nước muối (hoặc cồn) trong 5 – 10 phút.
Bạn có thể rửa sạch miệng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc cồn.
3.3 Băng bó vết thương cẩn thận
Đối với vết thương sâu, bạn cần băng bó bằng gạc y tế sau khi sát khuẩn xong, giúp ngăn miệng vết thương tiếp xúc với bụi bẩn hay vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Đối với vết thương nông, bạn có thể thoa một lớp thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh.
Lưu ý: Khi băng bó, không nên băng quá chặt làm cản trở lưu thông máu. Song song đó, phải thay băng thường xuyên, khoảng 1 – 2 lần/ngày, để giữ cho bề mặt vết thương sạch sẽ.
3.4 Không bóc mài khi vết thương đang lành
Ở giai đoạn tăng sinh, miệng vết thương bắt đầu đóng mài nên bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên cố gãi hay bóc mài vì có thể gây ra chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến vết thương lâu lành và tăng nguy cơ hình thành sẹo xấu.
3.5 Sử dụng thuốc bôi liền trị sẹo đúng cách
Dùng thuốc bôi liền sẹo cũng là một cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo tối ưu, tiện lợi, dễ thực hiện tại nhà. Theo đó, bạn nên dùng loại gel bôi chứa thành phần thiên nhiên lành tính, có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng sinh tái tạo tế bào và làm mềm mịn da tốt như nha đam, chiết xuất hành tây, tinh dầu hoa hướng dương, allantoin… đặc biệt, có thể bôi lên vết thương còn ướt (vết thương hở) nhằm khắc phục sẹo xấu sớm.
Nếu bạn muốn tìm một dòng kem bôi trị sẹo dịu nhẹ, Scargel Plus chính là sản phẩm lý tưởng dành cho bạn. Gel trị sẹo Scargel Plus sở hữu công nghệ Neozone 4000 độc quyền từ Ý, phát triển bởi nhãn hàng DottorPrimo, giúp can thiệp điều trị vết thương hở nhanh lành và ngăn ngừa hình thành tất cả loại sẹo, ngay khi vết thương còn ướt.
Cụ thể, công nghệ Neozone 4000 kết hợp tinh dầu hoa hướng dương và khí ozon, tạo ra một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm vết thương mạnh mẽ cũng như kích thích tái tạo mô da mới nhanh chóng, từ đó tạo điều kiện hoàn hảo cho vết thương hở nhanh lành.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung Chiết Xuất Hành Tây, có công dụng kiểm soát tăng sinh Collagen hiệu quả, tránh hình thành sẹo lồi, sẹo lõm cũng như giảm sưng đỏ và giảm thâm bề mặt sẹo. Chưa hết, phải kể đến thành phần Nha Đam giảm ngứa mờ thâm, kích thích kéo da non; Collagen Thủy Phân cải thiện màu sắc và tăng đàn hồi da; Allantoin hỗ trợ tái tạo tế bào mới để lành thương nhanh và Axit Hyaluronic giảm đỏ, làm mềm mịn vùng da sẹo.
Tìm hiểu thêm: Nên mua Collagen loại nào tốt? Bổ sung Collagen như thế nào?
Bôi kem Scargel Plus khi vết thương còn ướt đều đặn 3 lần/ngày là cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo, lấy lại vẻ đẹp mịn màng cho làn da!
3.6 Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Trong lúc chăm sóc vết thương tại nhà, bạn cũng cần theo dõi sát sao tình trạng vết thương để phát hiện kịp thời dấu hiệu nhiễm trùng. Theo đó, một số dấu hiệu nhận biết tổn thương đã nhiễm trùng mà bạn cần biết như vết thương sưng đỏ, lan rộng; vết thương có mủ xanh, vàng hoặc nâu, mùi hôi thối; người bệnh sốt cao…
4. 4 lưu ý khi điều trị vết thương hở nhanh lành, tránh sẹo xấu
Bên cạnh cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo kể trên, bạn cũng cần ghi nhớ một vài mẹo tránh sẹo xấu sau:
4.1 Dùng kem bôi trị sẹo càng sớm càng tốt
Bạn nên thoa gel trị sẹo khi vết thương còn ướt để can thiệp xử lý sẹo ngay từ giai đoạn tăng sinh. Cụ thể là kích thích tái tạo tế bào và cân bằng tăng sinh collagen nhằm ngăn ngừa hình thành sẹo sau liền thương.
4.2 Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thêm nữa, bạn nên bổ sung một số thực phẩm giàu dưỡng chất tốt, có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và liền thương nhanh chóng như protein, kẽm, magie, vitamin A, C, E… vào bữa ăn hàng ngày như nghệ, sữa, quả mọng, rau xanh, trứng…
Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách chăm sóc vết thương hở không để lại sẹo hiệu quả.
4.3 Ngăn ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da
Cần làm gì để vết thương không bị sẹo thâm? Câu trả lời là chống nắng kỹ càng bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn đầy đủ khi đi ra ngoài. Việc ngăn vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ giúp làm mờ và ngăn ngừa thâm đen bề mặt sẹo.
4.4 Dưỡng ẩm vết thương
Da bị thương liên tục tiết dịch huyết tương vàng, bao bọc lấy miệng vết thương hở, có công dụng che chắn và làm mát. Cũng vì lẽ đó, phần da này thường sẽ mất nước nghiêm trọng. Nếu bạn không cấp ẩm kịp thời, vết thương sẽ khô và tổn thương nặng hơn, đồng thời làm chậm quá trình làm lành. Vì vậy, bạn hãy sử dụng thêm kem dưỡng ẩm có chứa nha đam, allantoin, axit hyaluronic…
>>>>>Xem thêm: Tác hại nguy hiểm của thuốc tránh thai khẩn cấp
Đừng quên dưỡng ẩm da sẹo bằng các sản phẩm thiên nhiên lành tính, chứa nha đam, hành tây, allantoin… để da sáng bóng, mềm mịn.
Có thể thấy, cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo hiệu quả không khó như nhiều người nghĩ. Điều quan trọng là bạn cần chọn đúng phương pháp xử lý vết thương và sản phẩm thuốc bôi vết thương hở uy tín, chất lượng, đây là cách giúp cho vết thương liền lại nhanh chóng cũng như lấy lại làn da mềm mượt, đều màu.