Gentrisone là một kem bôi ngoài da đang được sử dụng khá nhiều trong điều trị các bệnh lý ngoài da. Vậy Gentrisone là thuốc gì, điều trị bệnh gì, công dụng của Gentrisone cũng như những lưu ý quan trọng trong điều trị các bệnh da liễu sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về thuốc Gentrisone
1. Gentrisone là thuốc gì và có tác dụng điều trị bệnh gì?
1.1 Tác dụng của Gentrisone
Gentrisone là một loại kem bôi da thường được chỉ định cho việc điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn, giúp giảm các vết ngứa, đốt, nứt và đóng vảy liên quan đến da chân, điều trị ngứa và nấm ngoài da, điều trị ngứa da, điều trị nấm da chân, phản ứng tự miễn dịch, phòng ngừa các tình trạng nấm miệng, viêm mạn tính, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm hộ và các bệnh chứng khác.
Gentrisone là một loại kem bôi da.
1.2 Thành phần của Gentrisone
Sở dĩ thuốc có những công dụng kể trên là do thành phần chính chứa những hoạt chất như Betamethasone dipropionate, Clotrimazole, Gentamicin Sulphate và các tá dược khác.
Trong đó, Betamethasone dipropionate có tác dụng ức chế tổng hợp các chất trung gian gây viêm như các cytokin, prostaglandin, leukotriene; giảm phóng thích histamin từ tế bào mast.
Clotrimazole giúp ức chế sự phát triển của nấm bằng cách làm hỏng hàng rào thấm trong màng tế bào chất của nấm, ức chế quá trình các loại nấm tổng hợp ergosterol.
Cuối cùng, Gentamicin sulphate là kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn, có tác dụng phổ rộng trên các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Hoạt chất này giúp ức chế không hồi phục quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
Cụ thể, thuốc sau khi vào cơ thể khuếch tán vượt qua các kênh ở màng ngoài, được vận chuyển tích cực vào bào tương qua màng tế bào. Sau khi vào bào tương, aminosid gắn với ribosome 30S, can thiệp vào phức hợp mở đầu hình thành chuỗi peptid, khiến các mã mARN bị đọc sai và làm sai lệch các acid amin trong chuỗi peptid. Lúc này các protein không có chức năng đối với tế bào vi khuẩn và gây độc; đồng thời ngăn cản sự dịch chuyển riboxom trên mARN. Nhờ vậy thuốc này cùng lúc làm ức chế tổng hợp protein không hồi phục, làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Gentrisone
Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh lý của bạn, bác sĩ có thể chỉ định bôi thuốc Gentrisone 1- 3 lần mỗi ngày. Cách bôi thuốc Gentrisone được nhà sản xuất khuyến cáo gồm các bước:
– Vệ sinh vùng da cần bôi thuốc và lau khô da trước bôi.
– Bôi một lớp mỏng lên vùng da và xung quanh khu vực da bị thương, bôi quá nhiều có thể dẫn đến vón cục.
– Rửa lại tay sau khi bôi xong thuốc.
Trong quá trình dùng Gentrisone để điều trị bệnh ngoài da, cần lưu ý những điều sau:
– Tránh để thuốc vào mắt, mũi hoặc miệng, âm hộ.
– Không rửa vùng điều trị sau khi bôi thuốc Gentrisone.
– Bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh nhờn thuốc hoặc hạn chế rủi ro do tác dụng phụ.
– Tránh sử dụng cùng lúc các sản phẩm bôi ngoài da khác trên vùng điều trị trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
– Trường hợp viêm da hoặc chàm có nhiễm trùng da, có thể phải dùng phối hợp với thuốc kháng sinh, kháng nấm đường toàn thân theo chỉ định.
Cần tránh bôi thuốc trên một vùng da rộng ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định. Có thể dùng thuốc dài ngày hoặc băng đắp vùng da đã được bôi thuốc giúp tăng sự hấp thu toàn thân.
Tìm hiểu thêm: Thuốc đặt Canvey: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng
Chỉ cần lấy một lượng kem vừa phải và bôi một lớp mỏng trên da.
3. Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng Gentrisone
3.1 Chống chỉ định của Gentrisone
Nhà sản xuất khuyến cáo bạn không nên dùng Gentrisone nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
– Người có độ nhạy cao với Gentrisone
– Quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
– Quá mẫn với imidazole
– Đang ở vào 3 tháng đầu của thai kỳ
– Trẻ dưới 2 tuổi, trừ các trường hợp có chỉ định của bác sĩ
– Trẻ bị hăm tã
3.2 Tác dụng phụ của Gentrisone
Khi sử dụng Gentrisone, tùy từng trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn bao gồm:
– Ngứa
– Bỏng da
– Kích ứng da
– Mẩn đỏ
– Sưng tấy
– Đau bụng, khó chịu
– Sốt
– Tiết dịch có mùi hôi, đặc biệt khi sử dụng sản phẩm cho âm đạo
– Nôn mửa khi sử dụng viên ngậm
– Cảm thấy chóng mặt
– Khó thở
2.3 Gentrisone tương tác với các loại thuốc nào?
Tác dụng của Gentrisone có thể bị thay đổi nếu dùng với một số loại thuốc như Aminoglycoside, Cephaloridine, Cidofovir, Cisplatin hoặc thực phẩm chức năng không phù hợp. Các sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ và giảm tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe bất lợi có thể khiến bạn dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc hơn như:
– Mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV)
– Thường xuyên sử dụng rượu hoặc có tiền sử lạm dụng rượu
– Có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc Gentrisone
– Mắc bệnh tiểu đường
– Người cao tuổi
– Nhiễm virus ở người bị suy giảm miễn dịch
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về Meiact 50mg: Công dụng và cách dùng đúng cách
Cần thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân gây tổn thương da và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
2.4 Xử trí khi quên liều
Nếu bạn bỏ lỡ 1 liều, hãy sử dụng nó ngay khi bạn nhớ ra nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời gian bôi thuốc. Nếu thời điểm này gần với thời điểm bôi thuốc lần tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và dùng thuốc theo đúng như lịch của liều kế tiếp. Tuy nhiên, cần hạn chế việc quên bôi thuốc vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Có thể khắc phục điều này bằng cách đặt báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở bạn sử dụng thuốc đúng thời gian. Nếu bỏ quên quá nhiều liều, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ dùng thuốc tiếp theo.
Hi vọng nhưng thông tin trên đã giúp bạn biết Gentrisone là loại thuốc gì, có công dụng trị bệnh ra sao và cần lưu ý những gì khi sử dụng. Để tăng hiệu quả của thuốc và hạn chế những rủi ro trong quá trình điều trị bệnh như hoa mắt, chóng mặt khó thở, sốt, ngứa…, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu cần tư vấn về Gentrisone cũng như bất cứ loại thuốc nào khác, hãy liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, chu đáo.