Đau xương khớp gây ra khó khăn trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến tâm lý người già. Điều trị bằng thuốc là phương án ưu tiên và được lựa chọn đầu tiên để cải thiện cơn đau. Vậy sử dụng thuốc giảm đau xương khớp ở người già như nào mới hiệu quả và an toàn?
Bạn đang đọc: Chỉ dẫn dùng thuốc giảm đau xương khớp an toàn ở người già
1. Đau xương khớp ở người già: Nguyên nhân và ảnh hưởng
1.1. Nguyên nhân
Đau xương khớp là tình trạng đau cấp tính hoặc mãn tính, có ảnh hưởng đến xương, cơ, dây chằng, gân và dây thần kinh. Người già có thể gặp nhiều loại bệnh lý liên quan đến xương khớp khác nhau, gồm:
– Viêm xương khớp.
– Đau khớp mãn tính ở hông, đầu gối, vai và tay.
– Đau thắt lưng.
– Đau cơ và các điểm gãy xương trước đó.
– Viêm gân.
– Viêm bao hoạt dịch.
Người già thường bị đau xương khớp vì nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:
– Căng cơ, bong gân.
– Loãng xương.
– Thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống ở thắt lưng.
– Hẹp đốt sống thắt lưng.
– Thương tổn cấu trúc khớp.
– Suy giảm lượng dịch khớp và sụn khớp.
1.2. Ảnh hưởng
Tình trạng đau xương khớp ở người già sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.
– Giảm khả năng vận động: Người già gặp tình trạng khó khăn trong di chuyện, thực hiện các hoạt động hàng ngày (đi bộ, leo cầu thang, hoặc làm việc nhà).
– Giảm chất lượng cuộc sống: đau xương khớp sẽ khiến người già giảm sự tự tin, mất ngủ, làm suy giảm sự độc lập và tạo ra cảm giác cô đơn hoặc thường xuyên cảm thấy đau đớn.
– Tăng nguy cơ té ngã, chấn thương do giảm khả năng cân bằng.
– Dễ bị teo cơ và tàn tật.
Người già dễ bị đau xương khớp khiến cho việc vận động, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn
2. Kiểm soát cơn đau bằng cách nào?
Kiểm soát cơn đau xương khớp có thể thực hiện thông qua một số phương pháp sau:
– Sử dụng thuốc giảm đau xương khớp theo chỉ định của bác sĩ. Đây là cách điều trị được sử dụng rộng rãi và khuyến nghị cho chứng đau lão khoa. Qua thăm khám chuyên sâu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người già. Điều quan trọng là cần tuân thủ liều dùng, cách dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Vận động nhẹ nhàng, từ từ.
– Thực hiện các bài tập, bộ môn giảm căng thẳng như thiền, yoga,…
– Đăng ký vật lý trị liệu.
– Kiểm soát cơn đau gián tiếp bằng một chế độ sinh hoạt lành mạng, chế độ dinh dưỡng cân bằng để cải thiện cơn đau trong thời gian dài.
– Thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.
3. Một số loại thuốc giảm đau xương khớp ở người già
3.1. Thuốc giảm đau Acetaminophen
Acetaminophen hay paracetamol là sự lựa chọn hàng đầu được dùng trong các trường hợp điều trị cơn đau xương khớp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, vì thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan nên người bệnh cần kiểm tra, đánh giá chức năng gan xem có phù hợp để sử dụng thuốc không.
Về liều lượng và tần suất dùng hàng ngày của loại thuốc này như sau:
– Thông thường dùng từ 325mg đến 650mg mỗi 4 giờ
– Trong trường hợp cần thiết để giảm đau, dùng từ 650mg đến 1g mỗi 6 giờ.
Tốt nhất nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng sau khi đã kiểm tra đầy đủ.
Tìm hiểu thêm: Khi nào cần sử dụng Kalium dạng thuốc?
Acetaminophen thường được dùng trong các trường hợp đau nhẹ đến trung bình
3.2. Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAID)
NSAID là một trong những loại thuốc được kê đơn rộng rãi nhất, mục đích dùng để giảm đau, chống viêm. Nếu dùng thuốc Acetaminophen không đủ để giảm đau thì mới chuyển sang phương án sử dụng NSAID. Với cơ chế ngăn sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể, thuốc được đánh giá cao trong việc cải thiện cơn đau hiệu quả.
Các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid phổ biến:
– Diclofenac
– Meloxicam
– Celecoxib
Tuy nhiên, người già cần thận trọng trong việc sử dụng nhóm thuốc này. Bởi NSAID gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Nếu bản thân đang mắc bệnh lý nền thì cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
NSAID cũng có thể được bác sĩ kê đơn dưới dạng kem hoặc gel. Hai dạng này an toàn hơn và có thể hiệu quả để giảm đau.
4. Tác dụng phụ và lưu ý cho người già để sử dụng thuốc an toàn
4.1. Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau xương khớp
Thuốc giảm đau xương khớp có thể gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý:
– Gây tổn thương gan: viêm gan, viêm gan cấp tính
– Rối loạn thần kinh: chóng mặt, không tỉnh táo, phản xạ và giao tiếp khó khăn.
– Tăng nguy cơ chảy máu dạ dày, ruột non, ruột kết.
– Các vấn đề với niêm mạc dạ dày, có thể gây đau dạ dày, thậm chí viêm loét dạ dày tá tràng.
– Suy giảm chức năng thận, nhất là người già đã bị suy giảm chức năng thận mãn tính thì nguy cơ gặp phải càng cao.
– Ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp
– Tăng nguy cơ suy tim
– Tích nước
– Phản ứng dị ứng
4.2. Lưu ý trong sử dụng thuốc giảm đau xương khớp
Để sử dụng thuốc an toàn trong điều trị giảm đau xương khớp ở người già cần lưu ý như sau:
– Không lạm dụng thuốc
– Thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau, không thể ngăn chặn tác động của quá trình lão hóa và hao mòn cột sống.
– Không uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc bởi sẽ tăng nguy cơ tổn thương gan.
– Nắm rõ các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ về thông tin quan trọng liên quan đến thuốc, ưu – nhược điểm cũng như cách sử dụng hiệu quả nhất.
– Không sử dụng nhiều loại thuốc cùng chứa Paracetamol. Nếu không chắc chắn, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
– Không tự ý tăng liều, uống thuốc theo chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho người lớn và trẻ em
Trong quá trình dùng thuốc không nên uống rượu vì có thể gây tổn thương cho gan
Đối với người già, đau xương khớp mãn tính có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn gây khó chịu và chán nản. Tuy nhiên, nếu biết kết hợp giữa các phương pháp với nhau như: điều trị bằng thuốc giảm đau xương khớp, tập thể dục, ăn uống,… thì sẽ cải thiện chất lượng sống hiệu quả.