Halixol: Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

Halixol là loại thuốc thường dùng trong các trường hợp điều trị bệnh lý đường hô hấp hen phế quản, viêm phế quản, viêm mũi họng… có triệu chứng ho đờm. Cùng tìm hiểu về tác dụng cụ thể của thuốc này và những khuyến cáo khi sử dụng qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Halixol: Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

1. Các bệnh lý đường hô hấp và nguyên nhân gây bệnh

1.1 Các bệnh lý đường hô hấp là gì?

Bệnh lý đường hô hấp chủ yếu xảy ra do tình trạng nhiễm trùng (nhiễm virus, vi khuẩn, nấm…). Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa. Bởi lúc này khí hậu thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công và gây hại.

Bệnh lý đường hô hấp được chia thành:

– Các bệnh lý đường hô hấp trên: cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng viêm thanh quản,…

– Các bệnh đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,…

Tùy vào từng bệnh lý mà các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau, bao gồm: ho khan hoặc ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi, khó thở, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Trong đó, tăng tiết đờm nhầy ở đường hô hấp là một tình trạng rất phổ biến.

Halixol: Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

Các tác nhân gây bệnh tấn công đường hô hấp có thể kích thích tiết đờm.

1.2 Tại sao người bị bệnh đường hô hấp lại có đờm?

Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập và tồn tại ở đường hô hấp. Các chất này có thể được tiết ra từ phế quản, phế nang, họng, các xoang, hốc mũi… Khi mắc các bệnh đường hô hấp, các tác nhân gây bệnh có thể kích thích mũi họng tiết ra nhiều đờm nhầy hơn. Vì vậy, những người mắc bệnh hô hấp thường gặp tình trạng ho có đờm.

Ho có đờm được đánh giá là cấp tính hoặc mạn tính phụ thuộc vào thời gian triệu chứng này diễn ra. Nếu ho có đờm kéo dài trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mạn tính.

Đa số trường hợp ho có đờm đều xuất phát từ nguyên nhân lành tính nhưng do không được điều trị đúng cách và dứt điểm nên tình trạng trở nên xấu và nghiêm trọng hơn. Tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi lại là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi, giãn phế quản thể ướt…

Ho có đờm cấp ở người lớn tuổi thường xảy ra trong các bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amidan, viêm xoang…

2. Halixol và công dụng tiêu hủy đờm nhầy hệ hô hấp

Halixol không phải là thuốc kháng sinh. Thuốc có chứa hoạt chất ambroxol, được biết đến với công dụng chính là giúp làm tiêu hủy đờm nhầy (long đờm) ở đường hô hấp. Do đó thường được chỉ định để điều trị các bệnh lý đường hô hấp cấp tính hoặc mạn tính có liên quan đến tăng tiết dịch nhầy, điển hình như: hen phế quản, viêm phế quản, viêm mũi họng,…

Ngoài ra một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc nhỏ mắt tốt dành cho dân văn phòng

Halixol: Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

Halixol là thuốc thường có tác dụng tiêu đờm nhầy, giúp điều trị các bệnh lý đường hô hấp liên quan đến tiết đờm.

3. Liều dùng và cách dùng được khuyến cáo từ nhà sản xuất

Liều dùng thuốc Halixol đối với mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng được khuyến cáo cơ bản như sau:

3.1 Đối với người lớn

Liều khuyến cáo là 1 viên 30mg (hoặc 10ml siro) x 3 lần/ngày, áp dụng trong 2 – 3 ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo dùng 30mg x 2 lần/ngày hoặc 1/2 viên (15mg) hoặc 5ml siro, đều uống 3 lần/ngày.

3.2 Đối với trẻ em

– Trẻ em trên 12 tuổi: liều dùng như người lớn.

– Trẻ em dưới 12 tuổi: dùng dạng siro theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất như sau:

+ Từ 5 – 12 tuổi: liều 5ml siro x 2 – 3 lần/ngày hoặc 1/2 viên (15mg) x 2 – 3 lần/ngày.

+ Từ 2 – 5 tuổi: liều 2,5ml siro x 3 lần/ngày.

+ Dưới 2 tuổi: liều 2,5ml siro x 2 lần/ngày.

4. Cách dùng Halixol

Bạn nên uống Halixol sau khi ăn, uống với nhiều nước để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất. Nếu uống siro Halixol, bạn nên sử dụng nắp đong đi kèm trong lọ thuốc để tránh quá hoặc ít hơn liều chỉ định.

Việc dùng thuốc quá liều có thể khiến người bệnh gặp một số triệu chứng cấp tính trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,… Khi đó, việc đầu tiên cần làm là nôn và bổ sung nước uống (sữa hoặc trà). Nếu dùng thuốc quá liều trước đó 1-2 giờ, nên tiến hành rửa dạ dày. Có thể dùng than hoạt và điều trị triệu chứng sau khi khử độc. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, tốt nhất hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng để bác sĩ có thể theo dõi.

Halixol: Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng Losartan để kiểm soát huyết áp

Khi sử dụng thuốc long đờm này, cần chú ý liều dùng khác nhau ở người lớn và trẻ em.

5. Các tác dụng phụ khi dùng thuốc Halixol

Một số ít trường hợp dùng thuốc long đờm Halixol có thể gây các triệu chứng:

– Mệt mỏi

– Đau đầu

– Buồn nôn, nôn ói, rối loạn tiêu hóa

– Tiêu chảy

– Ban da, hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc…

Nếu quan sát thấy xuất hiện các tổn thương trên da hoặc niêm mạc, bạn cần ngay lập tức ngừng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ.

Các tác dụng phụ trên đây và có thể chưa đầy đủ. Nếu bạn thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những đối tượng sau không nên uống Halixol:

– Người dị ứng với ambroxol, bromhexin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

– Bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa

– Người bệnh đái tháo đường hoặc không dung nạp fructose nên cân nhắc trước khi dùng thuốc Halixol siro.

– Thận trọng với trường hợp bệnh nhân quá nhiều đờm hoặc bị rối loạn vận khí quản.

– Cần giảm bớt tần suất sử dụng thuốc hoặc hạ thấp liều dùng thuốc Halixol nếu bạn bị suy thận nặng.

Trên đây là những thông tin về thuốc Halixol và những lưu ý khi dùng thuốc mà người bệnh cần quan tâm. Để dùng thuốc đúng và hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn người bệnh cần thăm khám, uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Trong quá trình uống thuốc, hãy theo dõi sát các biểu hiện và báo cho bác sĩ/dược sĩ sớm nếu có biểu hiện bất thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *