Loperamid: Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Loperamid là loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị tiêu chảy cấp, hoặc dùng sau các phẫu thuật đại tràng, ruột thừa với hoạt chất chính là Loperamide hydrochloride. Cùng tìm hiểu về loại thuốc này bao gồm công dụng cụ thể, liều dùng và những lưu ý cần nhớ khi sử dụng qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Loperamid: Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

1. Loperamid và công dụng trong điều trị tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp tính là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, với các triệu chứng chính gồm: tiêu chảy, nôn, rối loạn điện giải, mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiêu chảy cấp có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp có thể do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, thuốc, không dung nạp Lactose, phẫu thuật,…

Loperamid với hoạt chất chính Loperamide hydrochloride thuộc phân nhóm thuốc trị tiêu chảy thường được dùng để điều trị và kiểm soát tiêu chảy cấp không có biến chứng hoặc tiêu chảy mạn tính do bệnh viêm ruột. Đồng thời thuốc cũng giúp làm giảm thể tích chất thải sau các thủ thuật mở thông hồi tràng, đại tràng.

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc có thể không được liệt kê trên nhãn thuốc tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ.

Loperamid: Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Loperamid thường được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy cấp.

2. Liều dùng thuốc Loperamid được khuyến cáo bởi nhà sản xuất

Thuốc Loperamid sẽ được uống sau mỗi lần bị tiêu chảy. Tổng liều dùng hàng ngày không quá 16mg Loperamid mỗi ngày.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và các yếu tố khác mà các bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc và liều lượng phù hợp. Dưới đây là liều lượng dùng Loperamid được nhà sản xuất khuyến cáo:

2.1 Liều dùng thuốc Loperamid cho người lớn

Đối với các trường hợp tiêu chảy cấp, liều khởi đầu thường là 2 viên 4mg. Sau đó, dùng 1 viên loại 2mg sau mỗi lần đi tiêu lỏng, dùng tối đa trong 5 ngày. Liều thông thường là 3 – 4 viên/ngày, tối đa: 8 viên/ngày.

Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy mạn, liều khởi đầu được khuyến cáo là 2 viên 4mg, sau đó là 1 viên 2mg sau mỗi lần đi cho đến khi cầm tiêu chảy. Sau đó, có thể giảm liều. Liều duy trì từ 2 – 4 viên/ngày, có thể chia thành uống 2 lần/ngày.

2.2 Liều dùng thuốc Loperamid cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em  dưới 6 tuổi không được khuyến cáo dùng Loperamid khi điều trị tiêu chảy cấp. Trẻ từ 6 – 12 tuổi uống với liều 0,08 – 0,24mg/kg/ngày, chia thành 2 hoặc 3 liều, căn cứ  theo độ tuổi và cân nặng.

Liều duy trì hàng ngày là 1mg/10kg thể trọng trong 1 ngày và chỉ uống sau khi đi tiêu lỏng. Tuy nhiên tổng liều dùng hàng ngày không vượt quá liều ngày đầu tiên.

Liều điều trị tiêu chảy mạn tính ở trẻ em hiện nay chưa được xác định.

Tìm hiểu thêm: Thời gian dùng thuốc hạ sốt để phát huy tác dụng

Loperamid: Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Các triệu chứng tiêu chảy cần lưu ý là đi ngoài phân lỏng, đau bụng, buồn nôn…

3. Những lưu ý khi dùng thuốc Loperamid

3.1 Những lưu ý trước khi dùng thuốc Loperamid

Khi có triệu chứng tiêu chảy, bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Sau đó theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể, tình trạng đầy trướng bụng để xác định mức độ bệnh, từ đó mới quyết định cách sử dụng và liều lượng thuốc Loperamid như thế nào.

3.2 Những đối tượng chống chỉ định dùng thuốc Loperamid

– Người mẫn cảm với Loperamid

– Người cần tránh ức chế nhu động ruột, người bị tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả.

– Người bị đau bụng nhưng không có triệu chứng tiêu chảy

– Người bị hội chứng lỵ, bụng trướng

– Trẻ em bị tiêu chảy cấp dưới 6 tuổi

– Không dùng thay thế điện giải đường uống hay các phương pháp bù nước khác

Đối với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng, nên ngừng dùng thuốc nếu không thấy có tác dụng trong vòng 48 giờ. Không nên dùng Loperamid kéo dài mà chỉ dùng trong các đợt tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích.

Không dùng Loperamid cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người vừa phẫu thuật…

Thận trọng khi dùng thuốc trong khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc vì có thể gây mệt mỏi, chóng mặt hay đau đầu.

Thuốc Loperamid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các loại thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Khi đi khám, bạn nên báo với bác sĩ danh sách những thuốc bạn đang dùng. Khi đã được kê đơn thuốc, bạn tuyệt đối không được tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

3.2 Tác dụng phụ của Loperamid

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Loperamid

– Thường gặp: Phổ biến nhất là táo bón, đau bụng, buồn nôn và nôn.

– Ít gặp: Cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, trướng bụng, khô miệng, nôn.

– Hiếm gặp: Trường hợp tắc ruột do liệt, dị ứng, các phản ứng quá mẫn như hội chứng Stevens-Johnson, tăng trương lực cơ, giảm khả năng phối hợp vận động, mất ý thức,…

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi nếu dùng thuốc có thể gặp tình trạng như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê…

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của Loperamid, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để nhận được tư vấn đúng.

Loperamid: Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: Lưu ý sử dụng Lyrica 75mg điều trị đau thần kinh, động kinh

Trước khi sử dụng Loperamid, bạn cần thăm khám với chuyên gia tiêu hóa để được chẩn đoán và tư vấn chính xác.

3.3 Dùng quá liều Loperamid cần xử trí ra sao?

Sử dụng quá liều, khoảng 60mg Loperamid/ngày trong thời gian dài có thể khiến bạn bị suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến co cứng bụng, táo bón, kích thích đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để được xử trí.

Phương pháp thông thường là rửa dạ dày bằng than hoạt tính thông qua ống xông dạ dày, tiêm truyền để điều trị tình trạng ngộ độc thuốc.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Loperamid và những lưu ý quan trọng giúp sử dụng thuốc một cách đúng đắn và hiệu quả. Những thông tin này không thể thay thế cho các chẩn đoán và điều trị y khoa. Vì vậy, khi có triệu chứng tiêu chảy, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị, dùng thuốc phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh tiêu chảy cấp, cách sử dụng thuốc Loperamid hoặc các loại thuốc khác, hãy liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *