Giải đáp 5 thắc mắc liên quan tới thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ thường được sử dụng để giảm co thắt cơ do một số tình trạng ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng và hiểu hết những vấn đề khác xoay quanh loại thuốc này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp để có cái nhìn chi tiết hơn về nó.

Bạn đang đọc: Giải đáp 5 thắc mắc liên quan tới thuốc giãn cơ

1. Thuốc giãn cơ có tác dụng gì?

Đây là loại thuốc có công dụng giúp điều trị chuột rút, co thắt cơ,… Các nguyên nhân thường gặp nhất của đau thắt lưng cấp tính là bong gân hoặc căng cơ. Các vết rách ở gân/cơ này là kết quả của việc vặn người hoặc nâng vật nặng.

Những nguyên nhân khác của đau lưng dưới bao gồm thoái hóa, thoát vị hoặc vỡ đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hẹp ống sống và chấn thương do tai nạn xe hơi hoặc chơi thể thao. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gồm sỏi thận, khối u, nhiễm trùng và đau cơ xơ.

Hầu hết thời gian, bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc này cho tình trạng đau cấp tính. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên cơn đau của bạn và xác định phác đồ điều trị tốt. Họ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen trước. Nếu NSAID không có tác dụng, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau hoặc thuốc này để giúp bạn giảm đau. Bạn cần uống thuốc vào ban đêm để giúp ngủ ngon và không bị buồn ngủ vào ban ngày.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bổ sung để kiểm soát cơn đau của bạn và tăng cường sử dụng loại thuốc này. Hãy đảm bảo làm theo lời khuyên của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc theo quy định.

Giải đáp 5 thắc mắc liên quan tới thuốc giãn cơ

Bác sĩ thường chỉ kê đơn thuốc này cho tình trạng đau cấp tính

2. Có những nhóm thuốc giãn cơ nào?

Thuốc giãn cơ thường bao gồm 2 nhóm thuốc:

– Thuốc giảm co cứng cơ tác động trực tiếp tới tủy sống hoặc cơ xương với mục đích cải thiện độ căng và co thắt cơ.

– Thuốc chống co thắt giúp giảm co thắt cơ qua hệ thống thần kinh trung ương. Chúng ức chế sự dẫn truyền tế bào thần kinh não.

Thuốc chống co thắt thường có các chỉ định và tác dụng phụ khác nhau. Vì các loại thuốc này hoạt động khác nhau, một người không bao giờ được sử dụng chúng thay thế hoặc thay thế loại này sang cho loại khác.

Một số thuốc được kê đơn phổ biến là:

– Baclofen

– Tizanidine

– Carisoprodol

– Orphenadrine

– Chlorzoxazone

– Methocarbamol

– Cyclobenzaprine

– Metaxalone

– Dantrolene

3. Thuốc nên uống như thế nào và tác dụng phụ có thể gặp là gì?

3.1. Nên uống thuốc giãn cơ như thế nào?

Những loại thuốc này thường được dùng bằng đường uống (dạng viên nén, viên nang hoặc lỏng). Nhìn chung, bác sĩ sẽ bắt đầu với liều lượng thấp và tăng dần liều này trong vài tuần. Điều này là để giúp cho cơ thể bạn quen dần với những loại thuốc này.

Tìm hiểu thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu: Những điều cần lưu ý

Giải đáp 5 thắc mắc liên quan tới thuốc giãn cơ

Những loại thuốc này thường được sử dụng bằng đường uống

3.2. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống thuốc giãn cơ là gì?

Như với đa phần các loại thuốc, thuốc giãn cơ có một số tác dụng phụ có thể gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua và chúng thường cải thiện khi cơ thể người bệnh thích nghi với loại thuốc mới. Hầu hết thuốc này đều gây yếu cơ như một tác dụng phụ. Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc có thể kể đến là:

– Baclofen: cảm thấy ốm, mệt mỏi, buồn ngủ, gặp các vấn đề về thị lực, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, khó thở, khô miệng, đau nhức cơ,bị khó ngủ/gặp ác mộng, cảm thấy lo lắng hoặc lú lẫn, kích động, loạng choạng, tăng nhu cầu đi tiểu, tăng tiết mồ hôi, run rẩy và phát ban trên da.

– Dantrolene: cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, chán ăn, phát ban, khó nói hoặc nhìn, nhiệt độ cao, ớn lạnh, khó thở, co giật. Nó cũng có thể gây nên tình trạng viêm niêm mạc xung quanh tim (đôi khi có dịch trong phổi). Độc tính với gan cũng là một tác dụng phụ có thể gặp của dantrolene.

– Diazepam: cảm thấy buồn ngủ, yếu hoặc choáng váng, thường hay quên, cảm thấy bối rối hoặc không vững, cảm thấy hung hăng.

– Methocarbamol: hay quên, lo lắng, mờ mắt, nhịp tim chậm, lú lẫn hoặc chóng mặt, nhức đầu, ợ chua, hay bị ốm, ngứa da, phát ban và huyết áp thấp.

4. Đối tượng nào không được sử dụng thuốc này?

– Người bị loét dạ dày, động kinh, gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc bệnh tiểu đường không nên dùng Baclofen.

– Những người có các vấn đề về gan, tim hoặc hô hấp không nên dùng Dantrolene.

– Nên tránh dùng thuốc diazepam với những người bị khó thở nghiêm trọng (ví dụ: những người bị bệnh nhược cơ và những người có vấn đề về phổi).

– Người cao tuổi hoặc người có vấn đề nghiêm trọng ở gan không nên dùng Tizanidine.

– Thuốc Methocarbamol không được dùng cho những người bị nhược cơ hoặc khó thở nặng. Nó cũng không nên được sử dụng cho người bị động kinh hoặc gặp các tổn thương não.

5. Bên cạnh việc uống thuốc, bạn nên lưu ý gì?

– Không làm các công việc quá sức, không mang vác nặng.

– Không uống rượu bia, chất kích thích bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ.

– Không lái xe hoặc vận hành máy móc nặng khi đang chịu sự tác động của thuốc.

– Ngồi đúng tư thế và không cố định ở một tư thế nào trong một thời gian quá lâu.

– Kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thói quen sống khoa học, tránh để cơ thể bị căng thẳng. Bạn nên bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều axit béo, omega – 3, các loại hạt, rau củ quả…

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng thuốc này do thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến bé. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc cần có sự hướng dẫn kỹ càng của bác sĩ.

– Nhóm thuốc này chỉ nên dùng cho người trưởng thành và không mắc một số bệnh lý về tim mạch, thận, gan, dị ứng… Với trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên nên hạn chế việc dùng thuốc bởi có thể làm tác động xấu lên quá trình phát triển, hoàn thiện của cơ và xương.

Giải đáp 5 thắc mắc liên quan tới thuốc giãn cơ

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các loại thuốc đau răng thường được sử dụng

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng thuốc này

Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc giãn cơ để bạn tham khảo. Đừng quên nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng nhằm tránh nguy cơ tương tác gây tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *