Vitamin B12 (cobalamin) là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không thể sản xuất ra được. Nó được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra, còn có trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc có sẵn như thực phẩm bổ sung dưới dạng uống/tiêm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn những thông tin cần biết về loại vitamin này đề biết cách sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả.
Bạn đang đọc: 6 Điều cần viết về việc sử dụng vitamin B12
1. Vai trò quan trọng của vitamin B12 với cơ thể
Đây là một loại dưỡng chất có khả năng hòa tan trong nước. Nó tham gia vào nhiều hoạt động sống, đặc biệt hỗ trợ sản xuất DNA và đảm bảo sự khỏe mạnh của dây thần kinh. Do đó, B12 rất cần thiết cho sự phát triển và chức năng của não bộ.
Cơ thể người hấp thu vitamin này qua dạ dày dưới sự hỗ trợ của protein đặc hiệu có khả năng liên kết và hòa tan ở trong máu. Khác với nhiều loại dinh dưỡng, vitamin B12 được cơ thể dự trữ ở trong gan nên nếu tiêu thụ ít B12 từ khẩu phần ăn trong thời gian ngắn thì cơ thể sẽ dùng nguồn dưỡng chất này dự trữ từ trong gan.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ protein đặc hiệu để hấp thu loại vitamin này hoặc thiếu dinh dưỡng này trong khẩu phần ăn kéo dài, bạn sẽ bị thiếu hụt B12. Dù tình trạng này không thường gặp nhưng cần phòng ngừa bằng cách bổ sung đầy đủ để đảm bảo cho sức khỏe.
B12 cần thiết cho sự phát triển và chức năng của não bộ
2. Triệu chứng thiếu B12 và một số bệnh dễ gây thiếu vitamin này
2.1. Triệu chứng của việc cơ thể bị thiếu vitamin B12
Nếu bạn bị thiếu vitamin này, bạn có thể bị thiếu máu. Nếu thiếu nhẹ có thể không gây nên triệu chứng nhưng nếu không được điều trị, thiếu máu có thể dẫn tới các triệu chứng như:
– Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi hoặc choáng váng.
– Tim bị đập nhanh và khó thở.
– Da, lưỡi nhợt nhạt
– Táo bón, tiêu chảy, chán ăn hoặc cảm giác đầy hơi.
– Các vấn đề về thần kinh như tê/ngứa ran, yếu cơ và có vấn đề về đi lại.
– Bị mất thị lực.
– Các vấn đề tâm thần như bị trầm cảm, mất trí nhớ hoặc thay đổi hành vi.
2.2. Một số bệnh dễ gây thiếu vitamin B12
Theo tuổi tác, việc hấp thụ vitamin này càng trở nên khó khăn. Việc thiếu vitamin B12 cũng có thể xảy ra nếu bạn đã phẫu thuật giảm cân hoặc phẫu thuật khác để cắt một phần dạ dày/uống nhiều rượu.
Bạn cũng có thể dễ bị thiếu loại dưỡng chất này hơn nếu:
– Viêm teo dạ dày, trong đó niêm mạc dạ dày bị mỏng dần đi.
– Thiếu máu ác tính khiến cho cơ thể khó hấp thụ được vitamin.
– Các bệnh ảnh hưởng tới ruột non như bệnh Crohn, bệnh celiac, vi khuẩn có hại phát triển hoặc ký sinh trùng.
– Rối loạn hệ miễn dịch (như bệnh Graves hoặc bệnh Lupus).
– Đang dùng một số loại thuốc cản trở sự hấp thụ B12 bao gồm một số loại chữa triệu chứng ợ nóng gồm thuốc ức chế bơm proton như rabeprazole, omeprazole, esomeprazole, lansoprazole và pantoprazole; Thuốc chẹn H2 như cimetidine, famotidine và ranitidine và một số loại thuốc trị đái tháo đường như metformin.
Người thực hiện chế độ ăn chay trường (có nghĩa là không ăn bất cứ sản phẩm động vật nào như thịt, sữa, phô mai và trứng) hoặc bạn là người ăn kiêng nhưng không ăn đủ trứng hoặc sản phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu B12 của cơ thể. Trong cả hai trường hợp trên, bạn có thể bổ sung thực phẩm được làm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn uống của mình hoặc bổ sung thực phẩm chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung Axit Glutamic và những thông tin quan trọng cần biết
Theo tuổi tác, việc hấp thụ vitamin này càng khó khăn
3. Liều dùng vitamin B12 thường được khuyến cáo
Phụ thuộc vào tuổi tác, điều kiện sức khỏe, thói quen ăn uống và loại thuốc đang dùng sẽ có lượng B12 cần thiết khác nhau. Dưới đây là lượng B12 trung bình được khuyến cáo bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ:
– Trẻ sơ sinh tới 6 tháng tuổi: 0,4 mcg.
– Trẻ từ khoảng 7 – 12 tháng: 0,5 mcg.
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 0,9 mcg.
– Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 1,2 mcg.
– Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 1,8 mcg.
– Thanh thiếu niên từ khoảng 14 – 18 tuổi: 2,4 mcg
– Người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu đang cho con bú).
4. Việc điều trị thiếu vitamin B12 có tác dụng như thế nào?
– Nếu bạn bị bệnh thiếu máu ác tính hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ B12, ban đầu bạn sẽ cần tiêm vitamin này. Sau đó, vẫn cần tiếp tục tiêm những mũi tiếp theo và chuyển sang bổ sung liều cao qua đường uống.
– Nếu bạn không tiêu thụ sản phẩm động vật, bạn có các lựa chọn như bổ sung vào chế độ ăn các loại ngũ cốc tăng cường B12, sử dụng thực phẩm chức năng, tiêm hoặc uống B12 liều cao nếu bị thiếu.
– Người lớn tuổi bị thiếu B12 có thể sẽ phải bổ sung vitamin B12 hàng ngày hoặc vitamin tổng hợp có chứa thành phần B12.
– Đối với hầu hết các trường hợp, khi đã được bổ sung B12 đầy đủ thì các triệu chứng sẽ được giải quyết phần nào, nhưng tổn thương thần kinh do sự thiếu hụt B12 có thể để lại di chứng vĩnh viễn.
5. Tác dụng phụ của vitamin B12
Khi sử dụng ở liều thích hợp, bổ sung B12 an toàn với cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng B12 liều cao, chẳng hạn như những loại được sử dụng để điều trị thiếu hụt, có thể gây nên một số tác dụng phụ như:
– Chóng mặt
– Đau đầu
– Mệt mỏi
– Buồn nôn
– Nôn
6. Tương tác với thuốc
Khi người bệnh sử dụng những thuốc sau cùng B12 có thể khiến cơ thể giảm hấp thụ vitamin như:
– Axit aminosalicylic để điều trị những vấn đề về tiêu hóa.
– Colchicine (Colcrys, Mitigare) nhằm ngăn ngừa và điều trị các cơn gút.
– Metformin (Glumetza, Glucophage, Fortamet) giúp điều trị tiểu đường.
– Thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec) hoặc những loại thuốc giảm axit dạ dày khác.
– Kết hợp B12 với vitamin C có thể làm giảm lượng vitamin B12 có sẵn trong cơ thể. Để tránh sự tương tác này, bạn hãy uống B12 trước. Sau đó từ 2 giờ trở lên thì mới sử dụng vitamin C.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các loại thuốc thiếu máu não phổ biến
Bạn hãy uống B12 trước, sau đó từ 2 giờ trở lên thì mới sử dụng C
Trên đây là những thông tin quan trọng về vitamin B12 để bạn tham khảo. Ngoài ra, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng B12 để được tư vấn chính xác về cách sử dụng và liều lượng phù hợp nhất với bản thân mình nhé!