Vastarel MR 35mg có thành phần chính Trimetazidin. Đây là thuốc dùng để chữa trị triệu chứng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ/người không dung nạp với liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác. Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim giải phóng có biến đổi. Viên nén bao phim có màu hồng, hình hạt đậu, đường kính 8 mm và dày khoảng 4 mm.
Bạn đang đọc: Thuốc Vastarel MR 35mg: Cách dùng và lưu ý khi sử dụng
1. Khái quát về thuốc Vastarel MR 35mg
Thuốc được chỉ định cho người lớn trong bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để chữa trị triệu chứng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc bệnh nhân không dung nạp với những liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác.
Bằng cách bảo tồn năng lượng chuyển hóa ở trong các tế bào thiếu oxy hoặc thiếu máu, trimetazidin ngăn cản sự giảm mức ATP nội bào. Do đó, đảm bảo chức năng hợp lý của bơm ion và kênh Na/K xuyên màng trong khi vẫn duy trì được sự cân bằng nội mô tế bào.
Ở bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ, trimetazidin hoạt động như một chất chuyển hóa, giúp bảo tồn được mức năng lượng phosphate cao nội bào trong tế bào cơ tim. Trimetazidin có tác dụng giúp chống thiếu máu cục bộ nhưng không ảnh hưởng tới huyết động.
Sau khi uống, nồng độ tối đa đạt được trung bình là sau 5h. Sau 24h, nồng độ thuốc trong huyết tương vẫn ở mức trên hoặc tương đương 75% nồng độ tối đa trong 11h. Trạng thái ổn định đạt được muộn nhất sau khoảng 60h. Đặc tính dược động học của thuốc này không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Đặc tính dược động học của thuốc này không bị ảnh hưởng bởi thức ăn
2. Hướng dẫn dùng thuốc Vastarel MR 35mg
2.1. Cách dùng Vastarel MR 35mg
Dùng thuốc qua đường uống. Sử dụng 2 lần mỗi ngày, nghĩa là 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối ở trong bữa ăn.
2.2. Liều dùng Vastarel MR 35mg
– Với người lớn: Liều dùng là 1 viên trimetazidin 35mg mỗi lần, 2 lần mỗi ngày, nghĩa là 1 lần vào sáng và 1 lần vào tối ở trong bữa ăn. Hiệu quả của việc chữa trị nên được đánh giá sau khoảng 3 tháng và trimetazidin nên được ngừng dùng nếu không có đáp ứng điều trị.
– Với người bệnh bị suy thận: Liều được khuyến cáo là 1 viên 35 mg vào sáng và uống trong bữa sáng.
– Với bệnh nhân cao tuổi: Nồng độ trimetazidin có thể tăng do sự suy giảm chức năng của thận liên quan đến độ tuổi. Việc điều chỉnh liều ở bệnh nhân cao tuổi cần được tiến hành thận trọng.
– Với trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả của trimetazidin ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.
Lưu ý: Liều dùng trên đây chỉ có tính chất giúp bạn tham khảo. Để biết liều dùng cụ thể, phù hợp với thể trạng của bạn,hãy đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.
2.3. Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều thuốc, bạn hãy dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm theo như kế hoạch.
Bệnh nhân cần lưu ý rằng không nên sử dụng gấp đôi liều đã được bác sĩ quy định.
Tìm hiểu thêm: Tác động của Steroid đối với cơ thể người và lưu ý khi sử dụng
Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ
3. Tác dụng phụ của Vastarel MR 35mg
Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
– Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu; Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn; Phát ban, ngứa, nổi mề đay và mụn mủ.
– Hiếm gặp: Đánh trống ngực, ngoại tâm thu, nhịp tim nhanh và hạ huyết áp.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và báo cho bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
4. Lưu ý khi dùng Vastarel MR 35mg
4.1. Chống chỉ định
Thuốc Vastarel Mr chống chỉ định trong những trường hợp sau:
– Bị mẫn cảm với trimetazidin hoặc bất cứ tá dược nào.
– Parkinson và run.
– Hội chứng chân không nghỉ và rối loạn vận động có liên quan khác.
– Người bị suy thận mức nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút).
4.2. Thận trọng khi sử dụng
Sản phẩm không phải là thuốc giúp chữa trị cơn đau thắt ngực cũng không được chỉ định là chữa trị đầu tiên cho bệnh đau thắt ngực không ổn định hoặc bị nhồi máu cơ tim cũng như thời điểm trước khi nhập viện/trong ngày nhập viện đầu tiên.
Khi có cơn đau thắt ngực, bệnh động mạch vành cần được đánh giá lại và cân nhắc việc chữa trị đáp ứng.
Trimetazidin có thể làm nặng các triệu chứng parkinson. Do đó, những triệu chứng này cần được đánh giá thường xuyên, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi. Trong trường hợp có nghi ngờ, các bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có được sự đánh giá phù hợp.
Khi xảy ra rối loạn vận động như triệu chứng parkinson, hội chứng chân không nghỉ, run, tư thế đi không vững, bệnh nhân cần ngưng dùng trimetazidin.
Những trường hợp này có tỷ lệ thấp và thường hồi phục sau ngừng điều trị. Đa phần bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng 4 tháng sau khi ngừng chữa trị trimetazidin. Nếu các triệu chứng parkinson vẫn tồn tại trên 4 tháng sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Tình trạng ngã có thể xảy ra, liên quan tới tư thế đi không vững hoặc hạ huyết áp, đặc biệt ở người bệnh đang điều trị với thuốc chống cao huyết áp.
Nên thận trọng khi kê đơn trimetazidin trên người bệnh có khả năng tăng nồng độ trimetazidin, suy thận mức độ trung bình, bệnh nhân tuổi cao hơn 75.
>>>>>Xem thêm: Partamol: Thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến và những thông tin cần biết
Bệnh nhân cần tuân thủ những lưu ý từ bác sĩ khi uống thuốc
4.3. Một số lưu ý khác
– Trimetazidin không cho thấy việc bị ảnh hưởng tới huyết động trong những nghiên cứu lâm sàng. Tuy nhiên trường hợp hoa mắt và ngủ mơ đã được quan sát thấy khi thuốc được lưu hành trên thị trường. Những trường hợp này có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
– Chưa rõ liệu trimetazidin/chất chuyển hóa có bài tiết qua sữa mẹ không. Nguy cơ đối với trẻ mới sinh/trẻ sơ sinh không được loại trừ. Vì vậy, Vastarel không nên dùng trong quá trình cho con bú.
– Thuốc này cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Vastarel mr 35mg để bạn tham khảo trong quá trình điều trị bệnh. Hãy nhớ đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất cứ loại thuốc nào nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.