Nắm rõ 3 thông tin trước khi dùng thuốc Omeprazole

Hiện nay, có nhiều thuốc điều trị những vấn đề về dạ dày. Trong đó, thuốc Omeprazole là một sản phẩm hiệu quả và được nhiều người sử dụng. Để việc dùng thuốc này an toàn và hiệu quả, hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về Omeprazole nhé.

Bạn đang đọc: Nắm rõ 3 thông tin trước khi dùng thuốc Omeprazole

1. Omeprazole có cách sử dụng ra sao?

1.1. Thuốc Omeprazole là thuốc gì?

Loại thuốc có thành phần chính đó là Omeprazole. Đây là một thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, hoạt động bằng cách giảm tiết axit trong dạ dày. Từ đó làm giảm những triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho dai dẳng do trào ngược acid, loét dạ dày – thực quản. Ngoài ra, thuốc còn giúp chữa lành tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản gây nên, giúp ngăn ngừa loét và phần nào có thể giúp ngừa ung thư thực quản.

Vì vậy, Omeprazole được sử dụng là thuốc điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thuốc không giúp làm giảm chứng ợ nóng ngay lập tức và có thể mất từ ​​1 tới 4 ngày để phát huy hết tác dụng.

Nắm rõ 3 thông tin trước khi dùng thuốc Omeprazole

Omeprazole được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày

1.2. Tham khảo hướng dẫn sử dụng thuốc Omeprazole an toàn

Việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp tăng sự hấp thu hoạt chất, phát huy tác dụng tối đa, đảm bảo hiệu quả điều trị cho người sử dụng. Vì vậy, người bệnh cần quan tâm một số lưu ý sau đây khi sử dụng thuốc:

– Omeprazole được sử dụng qua đường uống.

– Liều lượng thuốc thường là một lần mỗi ngày. Thời điểm uống thuốc tốt nhất đó là vào trước bữa ăn.

– Nếu dùng thuốc dạng viên nén giải phóng chậm để tác dụng kéo dài, bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc. Người bệnh không nên nhai, nghiền nát hoặc phá vỡ viên thuốc. Bởi làm như vậy có thể giải phóng hoạt chất trong thuốc cùng một lúc, làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

– Nếu sử dụng thuốc dạng đặt trên lưỡi, bạn hãy dùng tay khô để cầm viên thuốc đặt trên lưỡi và để thuốc tan ra.

– Nếu cần, có thể dùng thuốc kháng axit cùng với Omeprazole. Nếu bạn cũng đang dùng sucralfate, hãy dùng Omeprazole ít nhất 30 phút trước khi dùng thuốc sucralfate.

– Không nên dùng Omeprazole quá 14 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này, tình trạng ợ nóng không giảm và thậm chí tăng lên, bạn hãy đi khám ngay.

Tìm hiểu thêm: Thuốc đau răng Rodogyl và những lưu ý khi sử dụng 

Nắm rõ 3 thông tin trước khi dùng thuốc Omeprazole

Hãy nắm rõ cách sử dụng thuốc

2. Thuốc Omeprazole có tác dụng phụ gì?

Bên cạnh điều trị, sử dụng thuốc có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc này là nhức đầu và đau bụng.

Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu trong khi dùng thuốc bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào gồm:

– Ợ chua kéo dài hơn 3 tháng, kèm choáng váng, đổ mồ hôi và chóng mặt.

– Đau ngực, đau hàm hoặc đau vùng cánh tay và vai.

– Khó thở, thở khò khè và đổ mồ hôi bất thường.

– Nôn, buồn nôn và bị đau dạ dày.

– Giảm cân không rõ được nguyên nhân.

– Khi nuốt thức ăn có cảm giác đau, khó nuốt.

– Bị nôn ra máu, chất nôn trông giống bã cà phê, phân có máu hoặc có màu đen.

– Triệu chứng của magie trong máu thấp như nhịp tim nhanh chậm bất thường, co giật toàn thân, co thắt cơ dai dẳng.

– Dấu hiệu của bệnh lupus như bị phát ban ở trên mũi và má, đau khớp.

– Omeprazole và những thuốc ức chế bơm proton khác có thể gây tăng nguy cơ bị gãy xương, đặc biệt khi sử dụng lâu dài, liều cao và ở người lớn tuổi.

– Omeprazole có thể gây tình trạng đường ruột nghiêm trọng do vi khuẩn có tên là C. difficile. Đây là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gặp phải khi điều trị hoặc vài tuần đến vài tháng sau khi ngừng điều trị với triệu chứng bao gồm: tiêu chảy không dừng, đau bụng, chuột rút, sốt, trong phân có máu/chất nhầy.

– Một tác dụng phụ hiếm gặp khác của omeprazole là gây thiếu hụt B12 với các triệu chứng như mệt bất thường, đau lưỡi, tê, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân. Lưu ý nguy cơ này sẽ tăng nếu điều trị hàng ngày trong thời gian 3 năm hoặc lâu hơn.

– Phản ứng dị ứng được xếp vào mức nghiêm trọng của Omeprazole rất hiếm xảy ra. Triệu chứng có thể kể đến như ngứa, sưng lưỡi, phát ban, chóng mặt, ngứa sưng mặt, khó thở.

– Omeprazole có thể ảnh hưởng tới kết quả của một số xét nghiệm. Ví dụ như xét nghiệm magiê trong máu, xét nghiệm mức B12. Vì vậy, người bệnh khi đi khám nên cho bác sĩ biết nếu đang dùng Omeprazole.

Trong khi dùng Omeprazole, nếu bạn nhận thấy các tác dụng không mong muốn khác không được liệt kê ở trên, đừng chủ quan, hãy ngừng thuốc và đi khám lại ngay nhé.

3. Các tương tác thuốc nào có thể xảy ra khi dùng Omeprazole

– Tương tác giữa Omeprazole và các thuốc khác khi sử dụng đồng thời hoặc trong một thời gian gần nhau có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động, tác dụng và hiệu quả của nhau. Thậm chí gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn của mỗi thuốc. Do đó, trước khi sử dụng Omeprazole, hãy cho bác sĩ biết các loại thuốc và sản phẩm khác mà bạn đang sử dụng.

– Các sản phẩm tương tác với Omeprazole sẽ gây tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ gồm: Cilostazol, clopidogrel, St John’s wort, methotrexate, rifampin, esomeprazole.

– Omeprazole gây giảm nồng độ acid dạ dày. Từ đó có thể làm giảm hấp thu một số thuốc. Giảm hiệu quả điều trị của các sản phẩm như: Atazanavir, erlotinib, nelfinavir, pazopanib, rilpivirine. Hoặc một số thuốc kháng nấm azole như itraconazole, ketoconazole…

Nắm rõ 3 thông tin trước khi dùng thuốc Omeprazole

>>>>>Xem thêm: Mupirocin: Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng da

Tương tác giữa Omeprazole và các thuốc khác có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả của nhau

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc Omeprazole. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, nếu lạm dụng thuốc có thể gặp triệu chứng nghiêm trọng. Một số dấu hiệu có thể kể đến như mờ mắt, tim đập nhanh, bị ngất đi, khó thở. Nếu đã bỏ lỡ một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra nếu chưa tới thời điểm liều tiếp theo. Ngược lại, nếu tới thời gian dùng liều Omeprazole kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên. Đồng thời sử dụng liều tiếp theo một cách bình thường. Để Omeprazole không bị biến chất, người bệnh cần bảo quản thuốc theo như chỉ dẫn. Để tránh các tác dụng phụ của Omeprazole, người bệnh hãy đọc kỹ hướng dẫn. Đồng thời thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *