Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ, trong đó bao gồm cả tình trạng da nhạy cảm và dễ bị ngứa hơn. Việc sử dụng thuốc bôi ngứa an toàn là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bạn đang đọc: Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi ngứa cho mẹ bầu an toàn
1. Phụ nữ mang thai bị ngứa do đâu?
Da bị kích ứng, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là tình trạng rất phổ biến mà mẹ bầu nào cũng gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:
– Thay đổi nội tiết tố, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể khiến da mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ngứa.
– Khi bụng bầu to dần, da ở bụng, đùi, ngực,… bị căng giãn, gây ngứa ngáy.
– Làn da thiếu độ ẩm do thay đổi nội tiết tố hoặc thời tiết hanh khô cũng có thể dẫn đến ngứa da.
– Dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc men, hóa chất,… khiến mẹ bầu gặp nhiều triệu chứng, trong đó có ngứa da.
– Một số bệnh lý về da (chàm, vẩy nến,…) cũng có thể xuất hiện hoặc trở nặng hơn trong thai kỳ, gây ngứa da.
Tình trạng ngứa ngáy khiến cho mẹ bầu khó chịu, không tập trung làm được việc
2. Thuốc bôi ngứa – Bà bầu có được sử dụng không?
Khi bị ngứa, ai cũng sẽ có xu hướng tìm đến một loại thuốc có tác dụng giảm ngứa và xoa dịu da. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì có phần lo lắng, e dè hơn về việc có hay không được dùng thuốc bôi ngứa ngoài da?
Theo chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai vẫn có thể được dùng thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng những loại thuốc bôi ngoài da thể nhẹ và sử dụng cho những vùng da nhỏ sẽ không đi vào máu nhiều. Mục đích là để thuốc không thể truyền đến nhau thai với lượng đủ lớn để gây ảnh hưởng đến em bé của bạn.
Trong trường hợp mẹ bầu bị ngứa da mức độ nặng, cần tới thăm khám kỹ lưỡng và dùng thuốc kê đơn dưới sự giám sát của bác sĩ.
2.1. Lựa chọn thuốc phù hợp
– Ưu tiên sử dụng thuốc có thành phần tự nhiên, lành tính như: lô hội, hoa cúc, nha đam,…
– Tránh xa các loại thuốc chứa corticosteroid mạnh, retinoid, thuốc có cồn và hương liệu vì có thể gây hại cho thai nhi.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bôi ngoài da.
2.2. Sử dụng thuốc đúng cách
– Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng.
– Vệ sinh sạch vùng da bị ngứa bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.
– Lau khô da bằng khăn mềm, thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh.
– Thoa thuốc lượng vừa đủ, không lạm dụng.
– Tránh bôi thuốc lên mắt, niêm mạc, vết thương hở.
– Theo dõi tình trạng da sau bôi thuốc. Nếu tình trạng ngứa không cải thiện hoặc có dấu hiệu mẩn đỏ, sưng tấy, hãy ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý để bổ sung DHA cho bà bầu đúng cách
Nên bôi thuốc theo liều lượng và tần suất được khuyến cáo bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi
3. Một số câu hỏi thường gặp của bà bầu về thuốc
3.1. Mẹ bầu cần lấy lượng thuốc bôi ngứa bao nhiêu là an toàn?
Khi dùng thuốc bôi ngứa ngoài da với lượng nhiều để thoa lên những vùng da rộng hoặc thậm chí đang tổn thương thì nguy cơ thuốc hấp thụ vào máu cao hơn so với chỉ thoa một vùng da nhỏ.
Mặt khác, mỗi khu vực trên cơ thể được bôi thuốc có mức độ hấp thụ khác nhau. Ví dụ như thuốc bôi trên da mặt sẽ có khả năng hấp thụ cao hơn khi mẹ bầu bôi thuốc lên vùng tay hoặc chân.
3.2. Dùng thuốc bôi ngứa có làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh không?
Mỗi thai nhi đều có nguy cơ dị tật bẩm sinh, do nhiều yếu tố. Đến nay chưa có nghiên cứu chính xác cho thấy việc dùng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên không thể khẳng định không có hoàn toàn. Mẹ bầu cần chủ động bảo vệ bản thân và em bé trong bụng bằng cách tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn, không tự ý mua và dùng thuốc theo cảm tính.
Bên cạnh đó, với loại thuốc bôi đã được bác sĩ chỉ định, mẹ bầu dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giảm nguy cơ tối đa các biến chứng khi mang thai. Em bé được sinh ra khỏe mạnh và đảm bảo phát triển trong tương lai.
4. Cách giảm ngứa cho bà bầu mà không cần dùng thuốc
Bên cạnh sử dụng thuốc bôi ngứa ngoài da, mẹ bầu cũng có thể kết hợp các cách giảm ngứa tự nhiên sau để luôn cảm thấy dễ chịu:
4.1. Vệ sinh da đúng cách
– Tắm nước ấm (không quá nóng) với xà phòng dịu nhẹ, không chứa hương liệu.
– Tránh tắm quá lâu.
– Luôn lau khô người bằng khăn mềm.
– Thoa thêm kem dưỡng ẩm dịu nhẹ sau khi tắm.
4.2. Mặc đồ rộng rãi và thoáng mát
– Chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi là sự lựa chọn thân thiện với làn da của mẹ bầu.
– Tránh mặc quần áo bó sát vì có thể khiến da kích ứng.
– Thay quần áo hàng ngày, đặc biệt là với mẹ bầu nào hay đổ mồ hôi nhiều.
>>>>>Xem thêm: Thuốc chống đột quỵ và các biện pháp ngừa bệnh tái phát
Mẹ bầu nên lựa chọn đồ mặc thoáng mát, có thấm hút mồ hôi tốt để tránh xảy ra tình trạng kích ứng và ngứa
4.3. Giữ ẩm cho da:
– Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) để cung cấp đủ độ ẩm cho da.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, đặc biệt là vào mùa hanh khô.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng phù hợp khi ra ngoài.
4.4. Ăn uống lành mạnh:
– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E tốt cho da như rau xanh, trái cây, cá hồi,…
– Hạn chế thức ăn có tính cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ và các loại đồ ngọt.
– Uống nhiều nước lọc, nước ép từ trái cây.
Sử dụng thuốc bôi ngứa an toàn là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Hãy luôn ghi nhớ những lưu ý trên đây để lựa chọn và sử dụng thuốc đúng cách. Nếu trong quá trình bôi thuốc xảy ra bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị an toàn khác để đảm bảo cả mẹ và con được khỏe mạnh.