Một số loại thuốc trị bệnh trĩ được đưa vào sử dụng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng loại thuốc này. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cách chọn thuốc và các loại thuốc phổ biến.
Bạn đang đọc: Mách bạn cách chọn thuốc trị bệnh trĩ phù hợp
1. Trĩ là nỗi ám ảnh của người bệnh
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh trĩ còn gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bệnh xảy ra khi hệ thống mao mạch máu ở hậu môn bị phình giãn nghiêm trọng do chịu áp lực quá lớn. Ban đầu, búi trĩ sẽ hình thành trong hậu môn, cho đến khi mô liên kết nâng đỡ bị suy yếu thì tụt ra ngoài.
Người bị trĩ có nguy cơ đối diện với một số triệu chứng như: Khó chịu ở khu vực hậu môn, đau, đại tiện lẫn máu,… Ở cấp độ nghiêm trọng, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Đây cũng là nỗi ám ảnh của không ít người bệnh.
Bệnh trĩ được chia làm hai ra, là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm trên đường lược và được bao bọc bởi niêm mạc, lớp mô chuyển tiếp. Còn trĩ ngoại nằm dưới đường lược và được bao bọc bởi lớp mô vảy. Một số trường hợp có thể bị cả trĩ nội và trĩ ngoại, gọi chung là trĩ hỗn hợp.
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra nhiều nguyên nhân làm gia tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Cụ thể là chế độ ăn ít xơ, người bị táo bón trong thời gian dài, đại tiện khó khăn, người bị béo phì, phụ nữ đang mang thai. Những người làm việc trong môi trường văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị trĩ cao hơn những đối tượng khác.
Dân văn phòng có nguy cơ mắc trĩ cao do đặc thù công việc ngồi nhiều
2. Hướng dẫn chọn thuốc trị bệnh trĩ
2.1. Xác định cấp độ bệnh trước khi chọn thuốc trị bệnh trĩ
Trước khi kê đơn, bác sĩ sẽ xác định loại thuốc phù hợp với người bệnh dựa vào các đặc điểm và vị trí búi trĩ. Việc xác định cấp độ bệnh dựa vào những đặc điểm sau:
– Ở cấp độ 1, búi trĩ thường nằm bên trong hậu môn.
– Ở cấp độ hai, búi trĩ sẽ lộ ra bên ngoài khi đi đại tiện và thụt vào khi chuyển về trạng thái đứng lên.
– Ở cấp độ ba, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Lúc này, búi trĩ có thể lòi ra khi người bệnh ngồi xổm, đứng lên, đi lại, vận động mạnh.
– Ở cấp độ bốn, buổi trí luôn nằm bên ngoài hậu môn đồng thời gây ra cản trở trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đây cũng là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh.
Đối với bệnh nhân bị trĩ ở cấp độ nhẹ thì việc sử dụng thuốc có thể đem lại hiệu quả như ý. Điều trị nội khoa giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2.2. Một số loại thuốc trị bệnh trĩ
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn dựa vào triệu chứng và cấp độ bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ là: Thuốc chống táo bón, thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc nội tiết tĩnh mạch,… Công dụng chính của các loại thuốc này là cải thiện chức năng tiêu hóa, làm mềm phân, từ đó giảm áp lực lên hậu môn. Một số loại thuốc chống viêm, giảm đau có tác dụng giảm thiểu cảm giác khó chịu, đau ở xung quanh vùng hậu môn.
Một số loại thuốc bôi cũng rất phổ biến trong điều trị bệnh trĩ. Những loại thuốc này thường có thành phần lidocaine và hydrocortisone,… Cách sử dụng rất đơn giản, sau khi vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ thì người bệnh có thể bôi trực tiếp thuốc lên khu vực trĩ. Nếu duy trì sử dụng thì tình trạng sưng viêm, ngứa rát sẽ được cải thiện đáng kể.
Dưới đây là một số loại thuốc trị bệnh trĩ phổ biến trên thị trường:
– Thuốc dạng viên uống Thăng trĩ Mộc Hoa
– Thuốc Pandora SJK dạng bôi
– Thuốc Tottri
– Thuốc Titanoreine
– Thuốc Borraginol M
– Thuốc Avenoc
Tìm hiểu thêm: Tiêu chí quan trọng khi lựa chọn thuốc bổ não cho người già
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị bệnh trĩ
3. Lưu ý trong khi dùng thuốc điều trị bệnh trĩ
Để việc sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ đạt hiệu quả cao, người bệnh nên chú ý đến thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người đang điều trị bệnh trĩ.
3.1. Về chế độ ăn uống
Người bị trĩ nên cân bằng các nhóm dưỡng chất. Đặc biệt, cần bổ sung chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Các thực phẩm dầu chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và hạn chế gây áp lực lên hậu môn. Bạn có thể tìm thấy chất xơ trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại đậu.
Bên cạnh đó, người bệnh nên duy trì thói quen uống đủ nước hàng ngày. Điều này giúp làm mềm phân và dễ đi đại tiện hơn, từ đó giảm bớt các triệu chứng bệnh trĩ. Tùy theo nhu cầu của cơ thể bạn có thể uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Đi tìm loại thuốc trị táo bón cho trẻ hiệu quả
Chế độ ăn có vai trò hỗ trợ quan trọng trong điều trị bệnh trĩ
3.2. Về chế độ sinh hoạt
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ là thói quen ít vận động. Do vậy, người bệnh nên dành thời gian tập luyện hằng ngày thay vì ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa táo bón – hai nguyên nhân chính góp phần làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Tuy nhiên, hãy ưu tiên các bài tập có mức độ vừa phải và phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh gây thêm áp lực lên hậu môn.
Tránh ngồi quá lâu vì có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, điều này có thể khiến bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn. Hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển ít nhất mỗi 30 phút một lần.
Giảm cân nếu bạn đang trong trình trạng béo phì. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, điều này có thể khiến bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn. Giảm cân có thể giúp giảm bớt áp lực này và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
Trường hợp bị trĩ ở cấp độ nặng, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể liên hệ với bệnh viện để được hỗ trợ sớm nhất!