Cách chữa da cháy nắng nhanh chóng và hiệu quả là thắc mắc vô cùng phổ biến, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng gắt. Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có thể xem là “thủ phạm” khiến làn da bị bỏng rát, tổn thương nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách để phục hồi da cháy nắng tốt nhất để sớm lấy lại làn da sáng khỏe.
Bạn đang đọc: 8 cách chữa da cháy nắng nhanh chóng bằng những thành phần tự nhiên
1. Dấu hiệu nhận biết làn da cháy nắng
Cháy nắng là hiện tượng vùng da đỏ, đau và có cảm giác nóng khi chạm vào. Tình trạng này xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi làn da tiếp xúc nhiều với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn sáng nhân tạo, chẳng hạn như ánh đèn. Làn da cháy nắng trong thời gian dài có thể gây ra các đốm đen, vết sần sùi, da khô và nhăn nheo, nghiêm trọng hơn là ung thư da.
Tiếp xúc với tia UV cường độ cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tổn thương da
Các triệu chứng của cháy nắng thường xuất hiện trong vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số dấu hiệu phổ biến của làn da bị cháy nắng bao gồm:
- Da chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.
- Cảm thấy ấm nóng khi chạm vào da.
- Đau rát, sưng tấy.
- Da xuất hiện các mụn nước nhỏ.
- Cháy nắng nghiêm trọng có thể gây nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi.
2. Cách chữa làn da cháy nắng bằng những thành phần thiên nhiên
Để phục hồi làn da cháy nắng nhanh chóng nhưng vẫn an toàn, hãy áp dụng một số thành phần từ thiên nhiên dưới đây:
2.1 Nước mát
Làm dịu vùng da ửng đỏ do cháy nắng với nước sạch
Về cơ bản, cháy nắng là tình trạng da bị viêm. Một trong những cách đơn giản nhất để điều trị viêm là làm mát vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá trực tiếp ví điều này có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm, kích ứng nặng nề hơn.
2.2 Baking soda và bột yến mạch
Bột yến mạch bổ sung độ ẩm cho da tối ưu
Cho vài thìa baking soda vào bồn tắm đầy nước mát và ngâm mình trong khoảng 15 đến 20 phút sẽ giúp giảm thiểu tác hại của ánh nắng mặt trời. Thêm một chén yến mạch vào bồn tắm cũng làm dịu kích ứng và giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên. Lưu ý không chà xát da để da không bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
2.3 Nha đam
Nha đam là thành phần thiên nhiên được ứng dụng phổ biến trong chăm sóc da
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gel trong suốt được tìm thấy trong cây nha đam có đặc tính làm dịu da, chữa lành vết cháy nắng thậm chí là bỏng cấp độ 1 và 2. Ngắt một đoạn cây và thoa gel trực tiếp lên da giúp làm dịu vết bỏng nắng nhẹ ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gel lô hội 100% tại các tiệm thuốc.
2.4 Trà hoa cúc
Tìm hiểu thêm: Kem dưỡng ẩm có làm trắng da không? 5 giải pháp cho làn da sáng mịn
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn, phục hồi tình trạng cháy nắng trên da
Trà hoa cúc là một trong những cách chữa da bị cháy nắng hiệu quả. Pha trà như bình thường và để nguội. Sau đó ngâm một chiếc khăn sạch vào trà và đắp lên vùng da bị cháy nắng. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, bạn không nên sử dụng phương pháp điều trị này vì nó có thể gây ra phản ứng trên da của bạn.
2.5 Mật ong
Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bỏng tại chỗ
Các nghiên cứu cho thấy mật ong hoạt động tốt trong việc giảm thiểu cơn đau, hạn chế nhiễm trùng và tăng tốc độ phục hồi da. Hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da bị cháy nắng, sau đó bôi một lớp mỏng mật ong và để yên trong vòng 30 phút, rửa lại với nước sạch. Lặp lại 2 lần một ngày để tình trạng cháy nắng được thuyên giảm đáng kể.
2.6 Chiết xuất cây phỉ
Chiết xuất cây phỉ có khả năng làm mềm và dịu da
Trong chiết xuất cây phỉ sở hữu một lượng tannin. Đây là hợp chất tự nhiên có thể giúp giảm viêm, được sử dụng bôi ngoài da khi bị cháy nắng. Bạn có thể đổ nước cây phỉ lên miếng băng gạc sạch và đắp lên vùng da cháy nắng. Để có thêm tác dụng làm mát, hãy thêm lá bạc hà.
2.7 Dưa chuột
Cách chữa da bị cháy nắng bằng dưa chuột được nhiều chị em ứng dụng
Như bạn đã biết, dưa chuột có tác dụng dưỡng ẩm và làm mát. Do đó, đây là thành phần vô cùng hiệu quả để làm dịu vùng da bị kích ứng. Ngoài ra, dưa chuột cũng rất giàu chất chống oxy hóa và có các hợp chất giảm đau. Đắp dưa chuột lên vùng da bị cháy nắng 2 lần một ngày để làn da được phục hồi tốt nhất.
2.8 Sữa
>>>>>Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu để mẹ khoẻ, thai phát triển tốt?
Sữa tươi là phương pháp điều trị cháy nắng tại nhà vô cùng an toàn
Tính mát của sữa sẽ làm giảm sưng viêm và làm dịu vùng da bị kích ứng. Đồng thời, sữa còn tạo ra một lớp bảo vệ trên vùng da cháy nắng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhúng một chiếc khăn mặt vào sữa, đắp lên vùng da bị cháy nắng trong 5 phút rồi lặp lại quy trình 2 lần một ngày.
3. Những phương pháp ngăn ngừa tình trạng da cháy nắng
Bên cạnh tìm hiểu cách chữa da bị cháy nắng, bạn cần áp dụng một số phương pháp để ngăn ngừa cháy nắng, ngay cả trong những ngày mát mẻ, nhiều mây, bao gồm:
3.1 Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
Tia nắng mặt trời mạnh nhất trong những giờ này, vì vậy hãy cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm khác. Bên cạnh đó, hãy hạn chế thời gian bạn ở dưới ánh nắng mặt trời và tìm kiếm bóng râm khi có thể.
3.2 Dùng biện pháp che chắn cho da
Khi ra ngoài, hãy đội mũ rộng vành và mặc quần áo che kín người, kể cả tay và chân. Những trang phục màu tối và vải dày sẽ bảo vệ da nhiều hơn. Bạn cũng có thể sử dụng thiết bị ngoài trời được thiết kế đặc biệt để chống nắng. Kiểm tra nhãn để biết chỉ số bảo vệ chống tia cực tím (UPF), cho biết mức độ cản ánh sáng mặt trời của vải.
3.2 Sử dụng kem chống nắng
Thoa kem chống nắng và dưỡng môi chống nước với SPF từ 30 trở lên và bảo vệ phổ rộng chống lại tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB). Khoảng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài trời, hãy thoa kem chống nắng lên vùng da không được quần áo bảo vệ. Thoa thêm kem chống nắng sau mỗi 2 giờ và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
3.3 Cân nhắc đến những loại thuốc đang sử dụng
Một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn thông thường, bao gồm thuốc kháng sinh, retinoids và ibuprofen, có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Do đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng để giảm thiểu nguy cơ cháy nắng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về cách chữa da bị cháy nắng hiệu quả ngay tại nhà bằng những thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tình trạng cháy nắng trên da không thuyên giảm, hãy trực tiếp thăm khám tại các bác sĩ da liễu để được tư vấn và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.