Khi gặp các hiện tượng bị mờ, mỏi, nhức mắt…, nhiều người thường tự ý mua thuốc bổ mắt. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nắm được những vấn đề khi sử dụng thuốc để mang đến hiệu quả tốt, bảo vệ sức khỏe và thị lực. Hãy cùng Careup.vn tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 5 Điều cần biết khi sử dụng thuốc bổ mắt
1. Tại sao chúng ta nên sử dụng thuốc bổ mắt?
Sự phát triển của công nghệ và cuộc sống hiện đại tiềm ẩn nhiều yếu tố gây tác động tiêu cực cho mắt. Trong đó có thể kể đến thói quen ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại di động và tiếp xúc ánh sáng từ thiết bị điện tử. Đây là môi trường chứa ánh sáng xanh khiến cho mắt dễ bị căng thẳng và mệt mỏi.
Bên cạnh đó, sự tác động của những yếu tố bên ngoài môi trường như ánh nắng, ô nhiễm không khí, thói quen ăn uống không đủ dinh dưỡng,.., cũng đều ảnh hưởng tới sức khỏe mắt. Do đó, vấn đề như mắt khô, đau rát, giảm khả năng thị lực,… ngày càng phổ biến hơn.
Các thành phần trong thuốc bổ có khả năng giúp bảo vệ tế bào mắt, cải thiện chức năng thị giác, làm dịu triệu chứng mệt mỏi do sử dụng thiết bị điện tử và giảm nguy cơ về mắt. Đứng trước những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến mắt, việc bổ sung thuốc bổ mắt được xem là giải pháp nhằm duy trì trạng thái khỏe mạnh cho đôi mắt.
Thành phần trong thuốc bổ có khả năng giúp bảo vệ tế bào mắt
2. Bốn nhóm dưỡng chất cần thiết thường có trong thuốc bổ cho mắt
2.1. Những chất chống oxy hóa trong thuốc bổ mắt
Các chất này có vai trò dọn dẹp và loại bỏ chất thải chuyển hóa trong cơ thể, ngăn chặn khả năng tiến triển của bệnh lý về mắt. Theo nghiên cứu, loại thuốc bổ cho mắt tốt nhất cần phải chứa Alpha lipoic acid. Chúng thấm tốt qua cả hai môi trường nước, dầu nên hấp thu tốt vào mô mắt. Đồng thời, có thể phục hồi hệ thống chống oxy hóa nội sinh và tạo ra lớp bảo vệ mắt vững chắc khỏi những tác nhân có hại.
2.2. Chất chống thoái hóa trong thuốc bổ mắt
Zeaxanthin và Lutein là 2 thành phần tạo nên võng mạc và điểm vàng của mắt, quyết định sự rõ nét, màu sắc của hình ảnh. Cùng với đó, chúng còn có tác dụng hấp thụ và loại bỏ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời hoặc thiết bị điện tử giúp bảo vệ mắt, chống thoái hóa.
Tuy nhiên, Lutein, Zeaxanthin không tan được trong nước. Do vậy cần phối hợp với những hoạt chất có khả năng tan trong cả hai môi trường như Alphalipoic acid mới có thể giúp hấp thu dễ dàng và đạt hiệu quả chăm sóc mắt cao hơn.
2.3. Những chất kháng sinh tự nhiên
Hoạt chất kháng sinh giúp cho mắt đối phó với các tình trạng viêm, nhiễm khuẩn mắt như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc do tác hại của khói bụi, vi khuẩn… Theo nghiên cứu, hoạt chất Palmatin từ thảo dược hoàng đằng có khả năng giúp chống viêm, làm cho mắt bớt sưng đỏ, đau nhức, khó chịu tương tự các kháng sinh thế hệ mới hiện nay.
2.4. Chất dinh dưỡng thiết yếu trong thuốc
Chất dinh dưỡng là thành phần cần thiết trong một loại thuốc bổ cho mắt tốt. Các vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9), nguyên tố vi lượng (Kẽm, Sắt, Đồng, Selen)… đóng vai trò như giúp nuôi dưỡng, tăng sức đề kháng cho mắt và cải thiện thị lực.
Tìm hiểu thêm: Acyclovir: Vị cứu tinh trong cuộc chiến chống virus herpes
Thuốc bổ cho mắt có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết
3. Sai lầm khi chọn các loại thuốc bổ cho mắt
Dầu cá và vitamin có thể tốt cho mắt, giúp bổ sung dưỡng chất có lợi. Tuy nhiên, nếu sử dụng dài ngày có thể gây nên sự phản tác dụng. Ví dụ như dùng omega, vitamin A liều cao sẽ gây độc cho gan, loãng xương, buồn nôn, tiêu chảy, teo dây thần kinh thị giác…
Thậm chí, vì muốn giảm nhanh triệu chứng, có người lại chọn nhầm loại thuốc chứa corticoid. Đây là một sai lầm lớn, bởi hoạt chất này sẽ gây sự ức chế hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể và dùng dài ngày còn dẫn tới biến chứng đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…
Thực chất, các loại thuốc bổ cho mắt chỉ là những chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho mắt chứ không có tác dụng để chữa bệnh.
4. Lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc bổ mắt
– Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng.
– Đối với đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ em cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng sản phẩm thuốc cho bổ mắt.
– Không sử dụng thuốc với những người mẫn cảm bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Ngưng sử dụng thuốc trong các trường hợp xảy ra tác dụng phụ.
– Bảo quản thuốc bổ ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
– Không nên ỷ lại vào thuốc bổ, bạn cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp để mắt được nghỉ ngơi và phục hồi.
– Nên lựa chọn những sản phẩm từ thương hiệu uy tín.
– Nên chọn loại thuốc có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt.
– Chọn những sản phẩm là thuốc đã được cấp phép, bán tại cả bệnh viện và nhà thuốc.
5. Gợi ý những thực phẩm tốt cho đôi mắt
Để mắt được sáng, khỏe hơn, bạn có thể tham khảo việc bổ sung thêm các thực phẩm sau:
– Cá hồi: Trong cá hồi có chứa rất nhiều omega-3 (gồm DHA và EPA). Đây đều là acid béo cần thiết để duy trì một võng mạc khỏe mạnh.
– Bông cải xanh chứa nhiều vitamin nhóm B: Vitamin B2 giúp mắt được khỏe mạnh. Đồng thời gia tăng khả năng trao đổi các sắc tố ở võng mạc. Đồng thời, mắt sẽ hạn chế được tình trạng mệt mỏi, mờ và giảm nguy cơ bị viêm.
– Rau có màu xanh đậm: Có chứa nhiều vitamin A giúp nuôi dưỡng giác mạc. Lutein bảo vệ mắt tránh khỏi sự tác động của tia cực tím. Bên cạnh đó, dưỡng chất khác như C – E, Zeaxanthin có khả năng chống lại oxy hóa.
– Trái cây giàu vitamin C: Như trái cây nhiều múi họ cam, ổi,… giúp mắt bạn được sáng, khỏe hơn.
– Sản phẩm làm từ sữa: Rất tốt cho sức khỏe của mắt, đặc biệt với những trường hợp bị cận.
– Thực phẩm giàu Beta-Carotene: Trong cà rốt có một lượng lớn Beta-Carotene có lợi cho đôi mắt. Cơ thể sẽ chuyển hóa chất này sang thành vitamin A tốt cho võng mạc.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn một số thuốc giảm đau răng hiệu quả và an toàn
Hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng qua các thực phẩm
Hãy thực hiện việc chăm sóc mắt mỗi ngày bằng cách làm việc khoa học, nghỉ ngơi phù hợp. Đặc biệt, bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để chăm sóc cho mắt sáng khỏe từ bên trong. Khi có những triệu chứng bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được khám mắt. Bởi những triệu chứng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý mắt khác. Do đó, bạn cần điều trị sớm để tránh các biến chứng rất có hại về sau.